Contents
- Kỹ năng sống cho trẻ là gì?
- Tại sao cần rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non?
- Các nhóm kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non
- 1. Kỹ năng tự ăn
- 2. Kỹ năng giao tiếp ứng xử – kỹ năng sống cho trẻ
- 3. Kỹ năng bơi lội – kỹ năng sống cho trẻ mầm non
- 4. Kỹ năng tự sắp xếp đồ đạc
- 5. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
- 6. Kỹ năng tự quản lý thời gian – kỹ năng sống cho trẻ
- 7. Kỹ năng vượt qua khó khăn, thử thách
- 8. Kỹ năng biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người
- 9. Kỹ năng tự học hỏi
- 10. Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm
- 11. Kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật
- 12. Kỹ năng tự tham gia giao thông an toàn
- 13. Kỹ năng tự sử dụng các công cụ và thiết bị cơ bản
- 14. Dạy con cách xử trí khi bị người lạ tiếp cận
- 15. Dạy con cách xử trí khi gặp chó dữ
- 16. Dạy con cách sử dụng điện an toàn
- Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)
Ở lứa tuổi mầm non, các kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của bé sau này. Do vậy, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ và có kế hoạch thích hợp để giúp trẻ tiếp thu những kiến thức này. Cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) đọc ngay bài viết dưới đây để khám phá thêm về 12+ kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà bé nên rèn luyện ngay từ nhỏ.
Quý phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ nhân viên Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl ngay hôm nay để có cơ hội trải nghiệm phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại ISSP:
Kỹ năng sống cho trẻ là gì?
Kỹ năng sống cho trẻ là những kỹ năng và hiểu biết cần thiết giúp trẻ có thể sống và phát triển một cách toàn diện, tự tin và thành công trong cuộc sống.
Một số kỹ năng sống cho trẻ mầm non quan trọng mà bố mẹ có thể dạy gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự sắp xếp đồ đạc, kỹ năng tự quản lý, kỹ năng tự xác định mục tiêu, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng quản lý stress, kỹ năng xử lý xung đột, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một quá trình quan trọng, bố mẹ nên cân nhắc và xây dựng kế hoạch rèn luyện nhóm kỹ năng thiết yếu này từ sớm cho trẻ.
Tham khảo ngay:
- Các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non cha mẹ nên dạy trẻ từ sớm
- Phương pháp Reggio Emilia – Phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non hiện đại
Kỹ năng sống cho trẻ là gì? Tiết dạy kỹ năng sống cho trẻ tại nhà trẻ Quốc Tế ISSP (Nguồn: ISSP)
Tại sao cần rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non?
Thông thường ở lứa tuổi mầm non, trẻ có xu hướng tiếp thu, học hỏi cái mới một cách nhanh chóng. Vì thế, đây là thời điểm lý tưởng để các phụ huynh rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Những kỹ năng sống này sẽ trở thành nền tảng xây dựng cá tính và thế mạnh của trẻ sau này. Ngoài ra, việc chỉ dạy các kỹ năng sống cho trẻ cho mầm non ngay từ bé còn đem đến một số lợi ích sau:
- Giúp trẻ có thể thích nghi với môi trường xung quanh nếu không có bố mẹ ở bên
- Tạo tiền đề cho sự phát triển của bé.
- Giúp trẻ có thể hòa nhập với bạn bè, thầy cô ở trường, lớp.
- Xây dựng khả năng tự lập ngay từ nhỏ cho bé.
- Xây dựng tinh thần chủ động trong học tập, khám phá tìm tòi học hỏi.
- Việc nuôi dạy con của các phụ huynh trở nên đơn giản hơn.
Xem thêm:
- Top 10 trường mầm non quốc tế ở Thủ Đức – Bình Thạnh – Quận 2 uy tín nhất
- Thế nào là phát triển toàn diện của trẻ em?
Các nhóm kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non
Các kỹ năng sống cho trẻ mầm non có vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu một số kỹ năng cho trẻ mầm non dưới đây để nuôi dạy trẻ tốt hơn nhé.
1. Kỹ năng tự ăn
Luyện tập kỹ năng tự ăn cho trẻ ở giai đoạn mầm non sẽ xây dựng bản tính tự lập cho bé. Đây là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non 5 tuổi cần thiết, được các chuyên gia khuyến cáo cho các gia đình trong việc nuôi dạy trẻ. Khi trẻ đã có thể tự ăn, bố mẹ có thể yên tâm khi đi công tác hoặc có việc đột xuất không thể chăm lo cho trẻ.
Tham khảo ngay: 5 bước dạy trẻ kỹ năng sống tự lập đơn giản cho cha mẹ
2. Kỹ năng giao tiếp ứng xử – kỹ năng sống cho trẻ
Trẻ trong giai đoạn mầm non chưa có nhiều nhận thức sâu sắc về các sự kiện, hoạt động diễn ra xung quanh. Do đó, trẻ thường có thói quen bắt chước, học theo các lời nói, hành động của mọi người. Vì thế, trẻ cũng dễ học theo các thói hư, tật xấu nếu phụ huynh không ngăn chặn kịp thời. Để tránh tình trạng này xảy ra, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn kỹ năng giao tiếp ứng xử cho bé, bắt đầu từ những việc cơ bản như chào hỏi lễ phép, nhường nhịn… Các thói quen đơn giản này sẽ giúp bé tạo được lối sống tốt đẹp về sau.
Tham khảo ngay: Những kỹ năng ứng xử cho trẻ cha mẹ nên dạy bé từ khi còn nhỏ

Dạy trẻ mầm non kỹ năng giao tiếp ứng xử trong mọi tình huống (Nguồn: ISSP)
3. Kỹ năng bơi lội – kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Bơi lội là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non được các bố mẹ quan tâm khi nuôi dạy con. Kỹ năng này không những hỗ trợ phát triển thể chất mà còn giúp tăng khả năng sinh tồn cho bé. Đồng thời, khi tiếp xúc với bộ môn bơi lội, bé sẽ có cơ hội làm quen với môi trường mới, tạo sự thích thú, tăng khả năng sáng tạo trong học tập. Vì thế, các bố mẹ hãy dành thời gian để đưa con đi bơi mỗi tuần nhé.
Tham khảo ngay:
- Học sinh mầm non và tiểu học tham gia hoạt động sau giờ học tại trường ISSP
- Danh sách các trường quốc tế quận 2 tốt nhất

Kỹ năng bơi lội – một trong những kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết. (Nguồn: ISSP)
4. Kỹ năng tự sắp xếp đồ đạc
Dạy cho trẻ kỹ năng sắp xếp đồ đạc cũng là một trong những cách rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non, xây dựng cho bé thói quen chỉn chu, ngăn nắp cho con sau này. Để phát triển kỹ năng này cho bé, phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc dạy bé sắp xếp quần áo. Lưu ý, trong quá trình chỉ dạy, phụ huynh nên làm bạn đồng hành cùng con để tăng cảm giác hào hứng. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non này sẽ giúp các bé tự biết chăm sóc bản thân mình mỗi khi không có bố mẹ ở bên.
5. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Trẻ ở lứa tuổi mầm non thì hầu hết sẽ được các bậc cha mẹ chăm sóc cho bản thân về mọi mặt. Tuy nhiên, phụ huynh nên dành thời gian để dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Để trẻ hiểu rõ bản chất của kỹ năng này, bố mẹ có thể chỉ bảo cho con các công việc đơn giản như đánh răng, vệ sinh cá nhân, nhờ người giúp đỡ khi gặp khó khăn… Đây là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết mà phụ huynh cần trau dồi cho con.
Tham khảo ngay: Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ cần được chú trọng
6. Kỹ năng tự quản lý thời gian – kỹ năng sống cho trẻ
Các hoạt động trong ngày của bé hầu như được bố mẹ lên lịch và thực hiện. Do đó, quỹ thời gian mỗi ngày của bé cũng được bố mẹ quản lý. Chính vì thế, trẻ chưa ý thức được việc phân bổ thời gian hợp lý cho mỗi hoạt động của mình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tự biết sắp xếp thời gian biểu trong ngày thực sự cần thiết khi trẻ lớn lên, tạo tiền đề để phát triển trong công việc. Các bậc cha mẹ có thể bắt đầu từ việc giúp bé lên lịch và thực hiện đúng giờ các hoạt động như thức dậy, đọc sách, vui chơi, ăn uống,…
7. Kỹ năng vượt qua khó khăn, thử thách
Trong suy nghĩ của mỗi trẻ, bố mẹ là người không thể thiếu, là người giúp bé vượt qua các khó khăn, thử thách. Để giúp trẻ có thể tự lập, hòa nhập với môi trường mới thì các bố mẹ nên dạy cho trẻ kỹ năng vượt qua khi gặp các trở ngại. Các phụ huynh nên bắt đầu bằng các việc như tạo cho trẻ thói quen tự đứng dậy sau khi vấp ngã, để cho trẻ tự giải quyết trước khi hướng dẫn cho trẻ mỗi khi gặp trở ngại… Các thói quen nhỏ này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này.
Tham khảo ngay: Phương pháp học tập tích cực hiệu quả dành cho trẻ – ISSP
8. Kỹ năng biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người
Để giúp con trở nên nhân hậu, giàu lòng nhân ái, các bậc phụ huynh nên dạy cho bé các kỹ năng về việc biết sẻ chia và giúp đỡ những người xung quanh. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại thật sự đóng một vai trò quan trọng ở xã hội hiện nay. Để giúp bé có được kỹ năng này, phụ huynh nên bắt đầu từ việc tạo cơ hội cho bé phụ giúp người lớn làm các công việc vừa sức như rửa chén, lau nhà…
Xem thêm: Danh sách TOP 10 trường mầm non quốc tế tại TP. HCM uy tín và chất lượng
9. Kỹ năng tự học hỏi
Trẻ nhỏ ở lứa tuổi mầm non luôn có sở thích tò mò, muốn tìm hiểu những đồ vật, sự việc xung quanh mình. Vì thế, các bậc cha mẹ nên tạo các điều kiện để bé phát huy kỹ năng này bằng cách mua sách đa dạng chủ đề cho bé. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên dạy cho bé cách tự đặt câu hỏi “vì sao” cũng như tự tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy.
Xem thêm: Cách dạy kỹ năng đặt câu hỏi cho trẻ mầm non cha mẹ nên biết

Kỹ năng học hỏi cho trẻ mầm non. (Nguồn: ISSP)
10. Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm
Trong xã hội hiện nay tồn tại rất nhiều mối nguy cơ có thể đe dọa đến sự an toàn của trẻ. Do vậy, các bậc phụ huynh nên dạy cho bé kỹ năng phòng tránh nguy hiểm. Để bắt đầu, phụ huynh cần dạy cho trẻ các việc như không nên nhận đồ từ người lạ, tránh xa các nơi có đồ vật hoặc con vật có thể gây nguy hiểm…
Xem thêm: Cha mẹ nên dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc giúp trẻ luôn an toàn
11. Kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật
Một kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết khác chính là trồng cây và chăm sóc động vật. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc biết yêu thương động vật và thiên nhiên sẽ khiến cho tâm hồn và tính cách của bé trở nên tươi đẹp hơn. Từ đó góp phần giúp trẻ hình thành những cảm xúc tích cực, khả năng tư duy và tấm lòng biết quan tâm đến mọi việc xung quanh.

Kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật cho trẻ mầm non. (Nguồn: ISSP)
12. Kỹ năng tự tham gia giao thông an toàn
Với lứa tuổi mầm non, trẻ sẽ cần được rèn luyện kỹ năng sống với những điều cơ bản nhất khi tham gia giao thông như băng qua đường ở đâu và khi nào là an toàn, đi bộ trên vỉa hè bên phải,… Ba mẹ hãy phối hợp để trẻ có thể thực hành và ghi nhớ tốt nhất.
Xem thêm:
- Dạy 10 kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi tự lập từ nhỏ
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi qua các tình huống thực tế
13. Kỹ năng tự sử dụng các công cụ và thiết bị cơ bản
Việc cho trẻ mầm non tiếp xúc và học cách sử dụng thiết bị đơn giản hỗ trợ phát triển tư duy sáng tạo của trẻ. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng các công học tập như: mô hình, hộp màu, thước kẻ… Đây là bước đầu để trẻ học cách tự trình bày những ý tưởng theo trí tưởng tượng của chúng.
Bên cạnh đó, các thiết bị điện tử như máy tính bảng, laptop giúp trẻ mầm non dễ dàng tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích. Trẻ có thể xem hình ảnh, xem video giáo dục, học ngôn ngữ mới. Nhưng trước hết, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ sử dụng đúng cách và hợp lý các thiết bị này.
14. Dạy con cách xử trí khi bị người lạ tiếp cận
Dạy con cách xử trí khi bị người lạ tiếp cận là một khía cạnh quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn và phát triển toàn diện cho trẻ. Bố mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu rằng không phải tất cả mọi người đều là người mà các con có thể tin tưởng. Có thể đưa ra một ví dụ cụ thể như nếu có người lạ đến gần con và hỏi ‘Con muốn kẹo không?’, con nhớ phải từ chối lịch sự và nhanh chóng tìm đến người lớn, như thầy cô giáo hoặc phụ huynh, để thông báo về tình huống đó. Ngoài ra, việc hướng dẫn trẻ biết giữ khoảng cách an toàn, không nên nói chuyện với người lạ, biết cách tìm người lớn khi gặp tình huống khó khăn, không nên đi cùng với bất kỳ ai dù họ có hứa hẹn cho quà, v.v,.. là điều cần thiết mà bố mẹ nên chú ý trong cách giáo dục con lớn khôn.
15. Dạy con cách xử trí khi gặp chó dữ
Hãy dạy trẻ nhỏ cách xử trí khi gặp chó dữ để đảm bảo an toàn cho các con. “Nếu con gặp một con chó lạ mà thấy nó đang hành động kỳ lạ và không bình thường, con nên làm gì?” – bố mẹ hãy đặt ra tình huống và xem cách giải quyết của con như thế nào. Sau đó, bố mẹ mới giải thích và góp ý cho các con:
- Trước hết, bố mẹ hãy dạy trẻ đừng nên chạy hoặc làm bất kỳ động tác nào nhanh chóng.
- Hãy giữ bình tĩnh và dừng lại. Nếu con thấy chó đang húc hoặc sủa rất to, con cần nhớ không nên la hét hoặc chạy xa nó.
- Hãy đứng yên tại chỗ và không đụng chạm đến chó. Con có thể nheo mắt lại và nhìn xuống đất, tránh tiếp tục liếc chó trực tiếp vào mắt.
- Tiếp theo, hãy gọi một người lớn đến để giúp con.
16. Dạy con cách sử dụng điện an toàn
- Khi trẻ cần sử dụng ổ cắm để cắm thiết bị điện, dạy trẻ nên kiểm tra trước xem dây điện có bị rách, bong tróc hay không. Nếu thấy dây điện không ổn hoặc hỏng hóc, bố mẹ nên dặn trẻ không nên sử dụng nó.
- Khi trẻ cắm ổ cắm, hãy chắc chắn rằng tay con khô ráo và không ẩm ướt. Đảm bảo rằng con đã rút bỏ tay khỏi thiết bị điện trước khi cắm hoặc rút ổ cắm ra. Khi không sử dụng, con nên rút ổ cắm ra để tránh tiếp xúc liên tục với điện.
- Hãy nhớ, không bao giờ đặt các vật dụng ướt gần các ổ cắm hoặc thiết bị điện. Nếu các con muốn tắt các thiết bị điện như đèn hoặc quạt, hãy dùng công tắc hoặc nút tắt riêng thay vì rút ổ cắm. Điều này giúp các con tránh nguy cơ va đập hoặc dây điện bị hỏng.
Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)
Trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế lâu đời Cognita với hơn 100 trường thành viên trên toàn thế giới, Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường mầm non, tiểu học đẳng cấp quốc tế dành cho trẻ ở độ tuổi từ 18 tháng đến 11 tuổi tại khu vực Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. ISSP tự hào là trường mầm non và tiểu học quốc tế đầu tiên tại Việt Nam được chứng nhận bởi 2 tổ chức kiểm định uy tín quốc tế là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Trường hiện cũng đang là ứng cử viên giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP).
>>>Tìm hiểu thêm về Chương Trình Mầm Non và học phí mầm non tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (Nguồn: ISSP)
Đội ngũ giáo viên tại ISSP không những có trình độ cao trong chuyên ngành về giáo dục mà còn có tinh thần nhiệt huyết và tận tâm với nghề. Ngoài ra, khi đến với ngôi Trường Quốc Tế Saigon Pearl, trẻ mầm non sẽ được giảng dạy theo triết lý giáo dục Reggio Emilia, đây là triết lý dạy và học giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng khác nhau như kỹ năng giải quyết vấn đề, tự tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh, kỹ năng kết nối với bạn bè, thầy cô để phát triển một cách toàn diện. Do vậy, khi học tập tại trường, trẻ sẽ có nhiều cơ hội được học hỏi và phát triển các kỹ năng sống cho trẻ mầm non đã nêu trên.
Nếu phụ huynh vẫn còn đang phân vân có nên cho con mình theo học tại ISSP hay không, hãy đến trải nghiệm và tham quan trường để có những cảm nhận thực tế trước khi đưa ra quyết định.
Để tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động của trường, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP qua 2 cách dưới đây:
- Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
- Email: admissions@issp.edu.vn.
ISSP sẽ tổng hợp top 16+ kỹ sống cho trẻ mầm non 5 tuổi mà quý phụ huynh nên hướng dẫn và áp cho trẻ ngay từ sớm
- Kỹ năng tự ăn
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử
- Kỹ năng bơi lội
- Kỹ năng sắp xếp đồ đạc
- Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng vượt qua khó khăn, thử thách
- Kỹ năng biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người
- Kỹ năng học hỏi
- Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm
- Kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật
- Kỹ năng tham gia giao thông an toàn
Bài viết trên đây nêu rõ những kỹ năng sống cho trẻ mầm non 5 tuổi có vai trò quan trọng và ảnh hưởng thế nào đối với sự phát triển của trẻ. Phụ huynh có thể áp dụng từ hôm nay để trẻ sớm hình thành những kỹ năng tốt này, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ trong tương lai.
Xem thêm: preschool, steam là gì, lòng trắc ẩn là gì, international school, montessori là gì