Fraud Blocker Tư duy tích cực là gì? 9 Cách Rèn Luyện Tư Duy Tích Cực Cho Trẻ | ISSP
Zalo OA icon
tư duy tích cực là gì
June 19, 2023

Tư duy tích cực là gì? 9 Cách rèn luyện tư duy tích cực cho trẻ

Tư duy tích cực có cần thiết cho quá trình nuôi dưỡng và phát triển toàn diện của trẻ không? Có bí quyết nào để bố mẹ có thể dạy trẻ xây dựng và phát huy đời sống tinh thần, tư duy tích cực hay không? Mời quý phụ huynh cùng các độc giả và Trường Quốc Tế Saigon Pearl xem bài viết dưới đây nhằm khám phá những thông tin và giải đáp những thắc mắc liên quan đến chủ đề hấp dẫn và thú vị này!
Ngoài ra, quý phụ huynh có thể tìm hiểu sâu hơn về cách rèn luyện tư duy tích cực cho con trẻ tại trường Quốc Tế Saigon Pearl bằng cách đặt lịch hẹn tham quan tại đây:

Tư duy tích cực là gì?

Tư duy tích cực là cách trẻ tập trung và hướng đến những điều tốt đẹp, dù gặp phải bất kỳ tình huống nào, dù là một bài toán khó hay một từ tiếng anh khó phát âm,… Nó có thể sẽ tác động lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con trẻ. Tuy nhiên, tư duy tích cực không có nghĩa là trẻ sẽ mặc kệ tất cả, không nhìn nhận vào thực tế và những điều không may xảy đến. Tư duy tích cực được hiểu đơn giản là trẻ sẽ được phép tiếp cận với những điều tốt và điều xấu trong cuộc sống với kỳ vọng rằng mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp.

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm các phương pháp rèn luyện tư duy logic cho trẻ hiệu quả.

Xem thêm: Lợi Ích Và Các Hình Thức Giáo Dục Thể Chất Cho Trẻ Mầm Non

tư duy tích cực cho trẻ

Học sinh tại ISSP luôn yêu đời, hoạt bát và đáng yêu (Nguồn: ISSP)

Vì sao phải nuôi dưỡng tư duy tích cực cho trẻ?

Trẻ có tư duy tích cực là những đứa trẻ thường tiếp cận những sự vật, sự việc tiêu cực hoặc những tình huống khó khăn, căng thẳng với một góc nhìn lạc quan hơn. Một đứa trẻ có tư duy tích cực thường sẽ dễ dàng tìm ra hướng giải quyết thuận lợi hơn là rơi vào những suy nghĩ tiêu cực và cho rằng khó khăn mình đang gặp phải rất tồi tệ. Do đó, việc nuôi dưỡng tư duy tích cực có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển và lớn khôn của trẻ.

Xem thêm: TOP 12+ Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non Cần Thiết: Nên Rèn Từ Sớm

Lợi ích khi trẻ là người có tư duy tích cực (Nguồn: ISSP)

Dưới đây là 10 lợi ích nổi bật mà tư duy tích cực có thể mang lại, giúp cải thiện đời sống thể chất, tinh thần và trí tuệ cho trẻ:

  • Giúp trẻ biết cách kiểm soát căng thẳng tốt hơn và kỹ năng đối phó trong những thời điểm căng thẳng
  • Giúp trẻ phòng tránh được nguy cơ trầm cảm
  • Hạn chế việc cảm lạnh thông thường và hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn
  • Giảm nguy cơ bệnh liên quan đến tim mạch
  • Hạ huyết áp
  • Giải quyết vấn đề tốt hơn
  • Trẻ có khả năng thích ứng tốt hơn với thay đổi xung quanh
  • Trẻ có tư duy tích cực thường có khả năng sáng tạo rất tốt
  • Thái độ nhất quán với ít thay đổi tâm trạng hơn
  • Kỹ năng lãnh đạo của trẻ cũng được biểu hiện mạnh mẽ

Xem thêm: TOP 10 kỹ năng sống cho trẻ cần thiết cha mẹ nên dạy bé

9 bí quyết giúp bố mẹ dạy trẻ cách tư duy tích cực

1. Ngừng phàn nàn và làm hình mẫu cho con

Bố mẹ là hai thành viên có sức ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và rèn luyện nhân cách, tinh thần của trẻ. Nếu phải tiếp xúc hằng ngày với những người thường xuyên than vãn, bất lực, cau có,… trẻ thường có xu hướng bắt chước và ăn sâu vào nhận thức, hành động. Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày nếu có những tình huống không mong muốn, bố mẹ cũng nên kiềm chế và có góc nhìn tích cực.

Thay vì cáu gắt, phàn nàn “Dạo này mẹ thấy con không tập trung vào việc học? Tại sao lại bị điểm thấp như vậy?” thì các bậc phụ huynh nên động viên và thay đổi cách đặt vấn đề như “Dạo này con có gặp vấn đề gì không? Mẹ có thể chia sẻ và giúp đỡ cùng con không?” … Những câu hỏi quan tâm như vậy sẽ khiến trẻ có thời gian để nhìn nhận vấn đề và suy nghĩ tích cực hơn, không còn cảm giác lo sợ bị bố mẹ mắng.

Xem thêm:

Chương trình tiểu học Tú Tài

Người lớn nên làm gương về tư duy tích cực cho con trẻ noi theo (Nguồn: ISSP)

2. Phân chia công việc nhà phù hợp với lứa tuổi của trẻ

Con trẻ được các thành viên trong gia đình phân chia công việc nhà thường rất phấn khởi và vui vẻ. Cảm giác được phụ giúp bố mẹ khiến cho các con được phát triển theo hướng tích cực. Thông qua các công việc nhà, dù chỉ đơn giản là quét nhà , phụ mẹ lấy quần áo,… tất cả đều có tác động lớn đến nhận thức của trẻ. Các con luôn mong muốn nhận được những lời khen từ người lớn, do đó, sau khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ, các bậc phụ huynh nên có những phần thưởng, lời khen dành cho trẻ.

Xem thêm: 5 bước dạy trẻ kỹ năng sống tự lập đơn giản cho cha mẹ

3. Khuyến khích trẻ khám phá, tìm tòi

Ở giai đoạn đầu đời, não bộ của trẻ thường bị kích thích bởi mọi sự vật và hành động xung quanh, do đó, khả năng sáng tạo và tò mò của trẻ luôn phát triển. Được bố mẹ khuyến khích, cổ vũ, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ và rất hứng thú, say mê với việc làm của mình hơn.

Xem thêm: TOP 10 cách khơi gợi tinh thần ham học hỏi ở trẻ

Trẻ ham tìm tòi và học hỏi sẽ giúp đời sống tinh thần thêm phong phú (Nguồn: ISSP)

4. Động viên con trẻ tự tin bày tỏ ý kiến, cảm xúc

Góc nhìn của con trẻ nên được người lớn tôn trọng và lắng nghe. Cho dù đó là nỗi buồn, niềm vui, lo lắng, giận hờn hay bất kỳ cảm xúc nào khác, các bậc phụ huynh hãy trao đổi với con rằng: “đó là những điều bình thường, con không cần phải che giấu cảm xúc của mình” … Một khi trẻ nhận được sự quan tâm, động viên từ gia đình, bạn bè, người thân,.. những suy nghĩ tiêu cực sẽ biến mất, nhường chỗ cho các hoạt động phân tích, tìm kiếm những hướng giải quyết, niềm vui mới. Từ đó, đời sống tinh thần của trẻ sẽ trở nên phong phú hơn.

Xem thêm: Xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ là việc tất yếu

popup12/12

Trẻ thoải mái trong việc thể hiện cá tính và đam mê (Nguồn: ISSP)

5. Quan sát thực tế, không can thiệp vội vàng

Khi phát hiện ra điều bất thường ở con cái, điều đầu tiên mà bố mẹ cần làm, đó là quan sát. Việc quan sát có vai trò vô cùng quan trọng, giúp ích rất nhiều trong việc tiếp cận và giúp đỡ trẻ giải thoát những rắc rối.

Sau khi quan sát và có cái nhìn thực tế nhất, bố mẹ tiến hành hỏi thăm và tìm hiểu sự việc trực tiếp thông qua việc trao đổi với con. Chủ động gợi hỏi, quan tâm, phân tích và lắng nghe những giải pháp của trẻ đưa ra là cách tốt nhất mà các bậc phụ huynh cần thực hiện. Những hành động này sẽ cho trẻ thấy rằng, mọi chuyện đều có thể giải quyết và bình tĩnh, phân tích, tin vào điều tốt đẹp sẽ mau chóng giúp chúng ta thoát khỏi những vấn đề tiêu cực.

Xem thêm: Kỹ Năng Đặt Câu Hỏi Là Gì? Cách Dạy Kỹ Năng Đặt Câu Hỏi Cho Trẻ Mầm Non

6. Chấp nhận và thấu hiểu khó khăn mà con đang gặp phải

“Tại sao điểm thi môn Toán lúc nào cũng thấp vậy?” … những câu hỏi này thường mang đến áp lực rất lớn đối với trẻ. Có một số trường hợp, điểm các môn trên lớp học luôn thấp mặc dù các con luôn nỗ lực tìm hiểu, tự học và đến trường đến lớp đầy đủ. Phụ huynh không nên quá khắt khe đối với trẻ. Thay vào đó, bố mẹ hãy thấu hiểu và thừa nhận những mặt hạn chế của con, đồng thời luôn đồng hành và sát cánh trong suốt quá trình nỗ lực phát triển của trẻ.

Xem thêm: Phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi và cách áp dụng hiệu quả

Đồng hành cùng con dù trong hoàn cảnh nào! (Nguồn: ISSP)

7. Tiếp xúc và giao tiếp với người tích cực, lạc quan

Hãy tạo ra một không gian sống lành mạnh, một cộng đồng văn minh và lạc quan cho trẻ. Những đứa trẻ được tiếp xúc, nói chuyện, thảo luận với người có lòng trắc ẩn, sống tích cực, yêu đời và luôn cố gắng để đạt được mục tiêu sẽ mau lớn khôn và giúp phát triển toàn diện hơn. Thông qua cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, những lời nói có văn hóa, những hành vi ứng xử đúng mực, tư tưởng của trẻ sẽ được thấm nhuần và từ đó, xây dựng nên một lối hành xử tích cực và chuẩn đạo đức.

8. Gợi mở giúp trẻ bày tỏ trải nghiệm tích cực trong ngày

Thay vì đặt những câu hỏi như “Ngày hôm nay của con như thế nào?” thì các bậc phụ huynh nên diễn đạt đặt vấn đề một cách chi tiết hơn về những điều tích cực, niềm vui đã diễn ra trong ngày hôm nay. Những câu hỏi cụ thể và chi tiết sẽ giúp trẻ tập trung vào những câu chuyện thú vị, tốt đẹp và dần lãng quên đi những điều không may mắn, không vui vẻ đã trải qua.

Xem thêm: TOP 11 cách cho trẻ đi học không khóc cực hiệu quả

vừa học vừa chơi giúp trẻ phát triển vượt trội

Gợi mở giúp trẻ bày tỏ trải nghiệm tích cực trong ngày (Nguồn: ISSP)

9. Dạy trẻ giá trị đạo đức thông qua câu chuyện, sự việc

Trẻ em có thể trở thành những nhà lãnh đạo tích cực và mạnh mẽ nếu các giá trị đạo đức được xây dựng và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Tấm lòng vị tha, trắc ẩn, hiếu thảo, liêm chính, giữ chữ tín,.. là những phẩm chất cao đẹp, cần có mà một đứa trẻ nên được giáo dục và tiếp cận. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể tiếp nhận thông tin tích cực thông qua những câu chuyện, dựa vào đó, bố mẹ có thể truyền đạt và dẫn chứng lại cho con mình hiểu.

Xem thêm: Phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động hàng ngày

Trường Quốc Tế Saigon Pearl đã quan tâm, nuôi dưỡng tư duy tích cực cho con trẻ như thế nào?

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế tại TPHCM dành cho học sinh bậc mầm non và tiểu học. ISSP trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế Cognita. Là trường đầu tiên tại TP. HCM được chứng nhận bởi 2 tổ chức kiểm định giáo dục uy tín là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Hiện nay, ISSP còn được biết đến là trường ứng cử viên giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP).

Xem thêm: Tìm hiểu về tập đoàn giáo dục Cognita Anh Quốc

vừa học vừa chơi

Chương trình học tập được xây dựng theo khung Tú tài Quốc tế IB (Nguồn: ISSP)

Chương trình học cân bằng theo khung Tú Tài Quốc Tế IB giúp trẻ phát triển trí tuệ và cảm xúc

Học sinh tại trường Quốc Tế Saigon Pearl sẽ được các thầy cô tạo điều kiện, có cơ hội được thể hiện tài năng và bảy tỏ cảm xúc của cá nhân. Thông qua những hoạt động được lồng ghép khéo léo vào tiết học, không những tích lũy được lượng kiến thức phong phú và đời sống tinh thần, trẻ còn được rèn luyện, giáo dục sâu sắc về tư duy tích cực.

Phương pháp giáo dục này còn tạo ra rất nhiều hoạt động khám phá môi trường xung quanh với sự góp mặt của thầy cô, phụ huynh và học sinh. Các em sẽ được tham gia và tìm cách để khắc phục những sự cố xảy ra trong suốt quá trình hoạt động được diễn ra. Những tình huống này sẽ kích thích tư duy sáng tạo, khám phá, tìm tòi và giúp các em mài giũa thêm về tư duy tích cực, để không rơi vào thế bị động trong mọi trường hợp.

Xem thêm: Đội ngũ giáo viên trình độ chuyên môn cao, tâm huyết tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Nhiều hoạt động khám phá môi trường xung quanh với sự góp mặt của thầy cô, phụ huynh và học sinh (Nguồn: ISSP)

ISSP kích thích sự tò mò, ham khám phá ở trẻ bằng chương trình giáo dục ngoài trời

Chương trình giáo dục tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl luôn tích hợp phương pháp vừa học vừa chơi. Chính vì vậy, chương trình giáo dục ngoài trời tại ISSP, gồm hoạt động tham quan vườn cây, dã ngoại qua đêm tại Tà Lài, dã ngoại tại nông trại, luôn tạo ra hứng thú và háo hức cho các em học sinh. Với số lượng tham gia chương trình này ngày càng lớn, ISSP đã cho thấy hiệu quả vượt bậc của phương pháp giáo dục này.

Khi tham gia vào chương trình này, các em học sinh sẽ có cơ hội phát triển khả năng tự chủ, sự kiên định và sức khỏe tinh thần. Mở rộng tần suất được kết nối và hòa mình cùng sự phát triển của thiên nhiên. Thay vì nhìn vào màn hình máy vi tính, dựa vào đây, các em sẽ luôn lạc quan, yêu đời và duy trì được lối sống tích cực, gần gũi với thiên nhiên, con người.

Xem thêm: Hoạt động ngoại khóa bổ ích – Sự khác biệt của các trường tiểu học quốc tế

Lớp học nghệ thuật

Các em sẽ luôn lạc quan, yêu đời và duy trì được lối sống tích cực (Nguồn: ISSP)

Trẻ tự tin giải quyết những vấn đề khi tham gia sự kiện cộng đồng

Bên cạnh những hoạt động được đề cập ở trên, ISSP vẫn thể hiện mình đang thực hiện đúng với phương châm “lấy trẻ làm trung tâm” với nhiều chương trình khác. Nhằm giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện, không chỉ dừng lại ở mặt thể chất, trí tuệ mà nhà trường còn mong muốn xây dựng cho con trẻ một đời sống tinh thần thật phong phú và tích cực.

Trẻ sẽ được quyền tổ chức và điều hành các hoạt động trong sự kiện cộng đồng. Trẻ sẽ được trau dồi khả năng ứng biến và xử lý tình huống, khắc phục những lỗi còn tồn tại. Bên cạnh đó, trẻ vẫn luôn giữ được niềm vui, sự tin yêu và lạc quan mỗi khi đối mặt với khó khăn.

Để tìm hiểu và trải nghiệm nhiều hơn về Trường Quốc Tế Saigon Pearl, quý phụ huynh và học sinh có thể tới tham quan trường. Để đăng ký tham quan trường, phụ huynh có thể bấm vào “Tour tham quan trường” hoặc liên hệ với chúng tôi qua

  • Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
  • Email: admissions@issp.edu.vn

Qua bài viết trên, ISSP hy vọng quý phụ huynh sẽ chọn được phương pháp dạy con về tư duy tích cực đúng đắn và hiểu sâu hơn về quá trình xây dựng và rèn luyện đời sống tinh thần tích cực tại trường Quốc Tế Saigon Pearl. Nếu còn nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề dạy trẻ về tư duy tích cực, quý phụ huynh có thể liên hệ với ISSP để nhận được giải đáp và tư vấn kịp thời nhé!

Xem thêm: nội tâm là gì, trò chơi cho trẻ mầm non, cách dạy con, kỹ năng sống cho trẻ mầm non, phương pháp reggio emilia