Fraud Blocker 10+ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả | ISSP
Zalo OA icon
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
June 4, 2023

TOP 10 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả

Từ 2 đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng và đặt nền tảng cho sự phát triển trí tuệ, nhận thức, thể chất và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Vì vậy, phát triển ngôn ngữ là một trong mục tiêu trọng tâm của chương trình giáo dục mầm non ở hầu khắp các quốc gia. Hãy cùng Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) tìm hiểu về lợi ích và các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là gì?

 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là khả năng trẻ vận dụng hiệu quả các khía cạnh của ngôn ngữ bao gồm: nghe, nói, đọc, hiểu. Là quá trình quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ, trong đó trẻ học và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, diễn đạt ý kiến và hiểu ngôn ngữ xung quanh.

Vì ngôn ngữ có vai trò quan trọng, nó vừa là phương tiện giao tiếp, biểu đạt và bày tỏ ý kiến hay quan điểm. Vì thế phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cung cấp nền tảng quan trọng cho việc học hỏi, xây dựng mối quan hệ và phát triển kỹ năng tư duy trong tương lai.

Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ được đặc trưng của từng nhóm tuổi. Từ đó, bố mẹ sẽ biết cách vận dụng phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non phù hợp.

Tham khảo ngay:

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

  • Giai đoạn tiền ngôn ngữ (từ mới sinh – 12 tháng): Trẻ tiếp xúc và phản ứng với âm thanh, cử chỉ và ngôn ngữ cơ bản.
  • Giai đoạn từ vựng đơn (12-18 tháng): Trẻ bắt đầu nói những từ đơn giản và nhận biết từ vựng cơ bản.
  • Giai đoạn từ vựng mở rộng (18-24 tháng): Trẻ mở rộng từ vựng và sử dụng câu ngắn để diễn đạt ý kiến và yêu cầu.
  • Giai đoạn câu chuyện và kỹ năng ngôn ngữ phát triển (2-3 tuổi): Trẻ phát triển khả năng kể chuyện đơn giản và sử dụng ngôn ngữ để chơi đùa và giao tiếp.
  • Giai đoạn phát triển ngôn ngữ phức tạp (3-5 tuổi): Trẻ mở rộng từ vựng, sử dụng câu ngắn và dài hơn, và phát triển kỹ năng ngôn ngữ phức tạp như nối câu và miêu tả chi tiết.

Tham khảo ngay: 8 bí quyết dạy trẻ cách nói chuyện trước đám đông | ISSP

Thực trạng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Môi trường gia đình và xã hội cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, nhiều gia đình chưa nhận thức đúng vai trò quan trọng của việc tương tác và giao tiếp với trẻ nhỏ trong việc phát triển ngôn ngữ. Một số gia đình vẫn chưa đủ nhạy bén trong việc tạo cơ hội và môi trường để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên và toàn diện.

Ngoài ra, tại các trường mầm non, các con vẫn được dạy ca hát, tập đọc, tập nói,.. nhưng nhiệm vụ chính của các hoạt động này chưa tập trung chủ yếu vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Do đó, phụ huynh, nhà trường và xã hội cần đặc biệt quan tâm và chú trọng hơn trong phương pháp giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.

Tham khảo ngay: Giúp trẻ tự tin giao tiếp bằng cách phát triển trí thông minh tương tác

Lợi ích của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Việc giáo dục ngôn ngữ có liên quan mật thiết và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh phát triển khác của trẻ mầm non. Những lợi ích của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non mang lại là:

  • Giúp trẻ rèn luyện khả năng nói, phát âm từ, phát âm chữ, sau đó ghép từ thành một câu hoàn chỉnh và gia tăng vốn từ vựng. Từ đó trẻ có thể bày tỏ ý kiến, mong muốn của mình cũng như giao tiếp một cách hiệu quả hơn với mọi người xung quanh.
  • Tạo nền tảng để kích thích sự phát triển não bộ của trẻ, đặc biệt ở độ tuổi tò mò và có vô số những câu hỏi về thế giới xung quanh. Thông qua sự giải thích của người lớn bằng ngôn ngữ về những thứ trẻ đang nhìn thấy, trẻ sẽ ghi nhớ, tập trung, phân tích và phản biện. Đây là tiền đề cho sự phát triển tư duy nhận thức về sự vật và hiện tượng.
  • Phát triển ngôn ngữ còn giúp trẻ tiếp thu và phát triển đạo đức thông qua những lời dạy của bố mẹ, thầy cô về những điều hay lẽ phải, những hành vi nên và không nên làm.
  • Phát triển khả năng về cảm thụ nghệ thuật của trẻ, đặc biệt đối với thơ ca và âm nhạc.

Tham khảo ngay: Chương Trình Mầm Non tại Trường Mầm Non Quốc Tế ISSP

TOP 10 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, dưới đây là 10 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả.

Dạy trẻ tập nghe, tập nói

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non rất thích bắt chước lại những gì nghe và thấy được. Vì vậy cha mẹ có thể cho trẻ xem các bộ phim hoạt hình, chương trình ca nhạc hay các chương trình giáo dục thiếu nhi… Đồng thời, dạy trẻ tên gọi hoặc đặc tính của những sự vật, hiện tượng thông qua sách báo hoặc trực quan xung quanh trẻ như vật dụng trong nhà, vật nuôi, cây cối….Ngoài ra, phụ huynh nên nói chuyện cùng trẻ nhiều hơn từ đó tạo cơ hội để trẻ rèn luyện kỹ năng nghe, nói và diễn đạt những ý nghĩ và mong muốn của mình. Có thể bắt đầu với những chủ đề đơn giản như những sự việc diễn ra trong ngày hoặc những thứ mà bé yêu thích. Đồng thời, bố mẹ cũng nên đặt ra những câu hỏi với độ phức tạp tăng dần để nâng cao hiệu quả của phương pháp này.

Tham khảo ngay: Phương pháp học tập theo kiểu truy vấn tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả
Dạy trẻ tập nghe, tập nói – Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non (Nguồn: Internet)

Thường xuyên đọc sách, kể chuyện cho trẻ

Đây là một trong những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian nhưng lại vô cùng hiệu quả. Ba mẹ có thể đọc sách và kể chuyện cho con nghe vào thời gian rảnh, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Thông qua việc lắng nghe sẽ giúp trẻ biết thêm được nhiều từ vựng, cách tư duy theo mạch truyện và cách sử dụng câu từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh. Phụ huynh còn có thể phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ ở mức độ cao hơn bằng cách để bé tự ghi nhớ và kể lại nội dung câu chuyện theo ngôn từ và cách diễn đạt của mình.

Thường xuyên kể chuyện cho trẻ là cách phát triển vốn từ
Thường xuyên đọc sách, kể chuyện cho trẻ cũng là cách phát triển vốn từ cho trẻ (Nguồn: Internet)

Tham khảo ngay: Phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ từ sớm giúp trẻ thông minh, sáng tạo

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non qua các trò chơi

Thông qua các trò chơi, trẻ vừa có những phút giây vui vẻ bên bạn bè, người thân vừa có thể phát triển kỹ năng giao tiếp và khả năng tư duy ngôn ngữ của mình. Đặc biệt với những trò chơi tập thể và cần sự tương tác, trao đổi với các bạn hoặc trò chơi liên quan trực tiếp đến ngôn ngữ. Ngoài ra, trẻ nhỏ thường thích nói chuyện với đồ chơi hoặc hóa thân thành các nhân vật trong phim ảnh cũng như chính những người thân của mình như bố mẹ, ông bà… Do vậy mà những trò chơi đóng vai là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, tạo cơ hội để trẻ phát triển trí tưởng tượng và ngôn ngữ của mình một cách dễ dàng hơn.

Tham khảo ngay: TOP 20+ trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non vui nhộn, hay nhất

Cho trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật

Việc cho bé tham gia các hoạt động nghệ thuật không chỉ giúp phát hiện những khả năng tiềm ẩn trong trẻ về năng khiếu nghệ thuật mà còn là một phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả. Những bài hát vui tươi hay những bài thơ thiếu nhi ngắn gọn, có vần điệu sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu và học được thêm nhiều từ mới. Đồng thời giúp bé phát âm câu từ chuẩn hơn và tạo được ngữ điệu của riêng mình. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể hướng dẫn con vẽ tranh và tô màu nhằm phác họa những gì trẻ quan sát sau đó chia sẻ cùng ba mẹ. Thông qua việc vẽ tranh và kể chuyện, trẻ rèn luyện được khả năng phát họa, sắp xếp câu từ, đồng thời biểu đạt được những ý nghĩ và mong muốn của mình một cách sinh động hơn.

Tham khảo ngay: Lợi ích của việc phụ huynh cho con học các môn nghệ thuật

Cho trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật phát triển ngôn ngữ

Cho trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật giúp trẻ phát triển vốn từ vựng (Nguồn: Internet)

Chơi trò chơi từ vựng

Trò chơi từ vựng là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non qua việc sử dụng flashcard, ghép từ, trò chơi bài hát hoặc các hoạt động tương tự. Bố mẹ nên yêu cầu trẻ nhìn và nghe từ vựng, sau đó phải nhớ và sử dụng chúng theo yêu cầu của trò chơi. Trò chơi từ vựng có thể được thiết kế dựa trên các chủ đề khác nhau như động vật, đồ chơi, màu sắc, thực phẩm, hoặc bất kỳ chủ đề nào khác phù hợp với sự quan tâm của trẻ.Chơi trò chơi từ vựng giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc và viết. 

Tham khảo ngay: 5 Lĩnh Vực Phát Triển Của Trẻ Mầm Non: Cha Mẹ Nên Biết | ISSP

Tạo ra môi trường từ vựng giàu động từ

Trong giao tiếp với trẻ, hãy tập trung vào việc sử dụng từ vựng động từ, những từ mô tả hành động và sự di chuyển. Thay vì bố mẹ chỉ sử dụng các từ chỉ vật thể, hãy sử dụng các từ như “đi”, “chạy”, “nhảy”, “lắc”, “bước”, “quay”, v.v. đi kèm với các động tác tương ứng. Ngoài ra, hãy sử dụng câu mô tả động từ để giải thích và mô tả các hành động, ví dụ như “Bé đang chạy nhanh như thế nào!” hoặc “Bé nhảy lên cao cao và đá chân về phía trước!” Điều này giúp trẻ làm quen với các từ vựng động từ và hiểu cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh.

Tham khảo ngay: Phát Triển Kỹ Năng Vận Động Thông Qua Các Hoạt Động Vui Chơi

Tạo cơ hội cho trẻ khám phá âm thanh và nhạc cụ

Ở giai đoạn tiền ngôn ngữ, thính giác của trẻ rất nhạy, do đó, các thành viên trong gia đình hãy tạo ra các hoạt động âm nhạc thú vị như tạo nhịp điệu, hát theo, tạo âm thanh theo các hình thức khác nhau, v.v. Việc sử dụng nhạc cụ và âm nhạc cũng sẽ khuyến khích trẻ hát và vận động theo nhạc. Tạo ra các hoạt động vui nhộn như nhảy, đập tay, chạy theo nhịp để trẻ cảm nhận và tương tác với âm nhạc. 

Tham khảo ngay: Cách phát triển trí thông minh âm nhạc cho trẻ 3 – 5 tuổi

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: Khám phá âm thanh, nhạc cụ

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: Khám phá âm thanh, nhạc cụ (Nguồn: ISSP)

Giao tiếp với trẻ linh hoạt với hai hoặc nhiều loại ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ thứ hai cho trẻ mầm non là một quá trình thú vị và đòi hỏi sự kiên nhẫn và tương tác chủ động từ phía gia đình và thầy cô. Bố hoặc mẹ sẽ sử dụng Sử dụng ngôn ngữ thứ hai trong các hoạt động hàng ngày như khi ăn cơm, vui chơi, tắm rửa và thay quần áo. Khi làm những hoạt động này, lặp lại các từ vựng và cụm từ trong ngôn ngữ thứ hai để trẻ làm quen và hiểu rõ hơn.

Tham khảo ngay: TOP 12+ Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non Cần Thiết: Nên Rèn Từ Sớm

Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường sử dụng ngôn ngữ thứ hai 

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non này không chỉ giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe, nói mà còn mở rộng hiểu biết về những gì diễn ra xung quanh cuộc sống. Đưa trẻ đến những nơi mà ngôn ngữ thứ hai được sử dụng, ví dụ như cửa hàng, thư viện hoặc cộng đồng người nói ngôn ngữ thứ hai. Khi trẻ có cơ hội nghe và sử dụng ngôn ngữ thứ hai trong môi trường thực tế, nó sẽ giúp trẻ phát triển và thích ứng với ngôn ngữ đó.

Tham khảo ngay: Bé Làm Quen Với Tiếng Anh – Bố Mẹ Nên Cho Con Học Từ Sớm | ISSP

Cho trẻ học tập ngoài lớp học

Môi trường học tập có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy bên cạnh không gian học tập ở nhà hay tại lớp, ba mẹ nên đưa bé đến những nơi có không khí trong lành, thoáng mát và gần gũi với thiên nhiên. Đó có thể là vườn bách thú, khu công viên hoặc một địa điểm để cắm trại. Trẻ sẽ được tự do vui chơi và quan sát thế giới xung quanh đồng thời phát triển toàn diện khả năng tiếp nhận thông tin qua thính giác, thị giác và cả xúc giác. Phụ huynh và thầy cô sẽ là những người đồng hành, dạy trẻ về các từ vựng và giải đáp những thắc mắc của trẻ về thế giới xung quanh, từ đó nâng cao vốn từ vựng và kiến thức cho trẻ.

Phát triển ngôn ngữ bằng cách cho trẻ học tập ngoài lớp học  (Nguồn: Internet)

Lưu ý khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non – Thêm vào

Khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, có một số lưu ý quan trọng mà phụ huynh nên nhớ:

Sử dụng phương pháp phù hợp cho từng giai đoạn

Các phương pháp phát triển ngôn ngữ sẽ khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Phụ huynh nên tập trung áp dụng những phương pháp phù hợp cho độ tuổi hiện tại của con, nhưng cũng có thể kết hợp với các phương pháp ở giai đoạn khác để đa dạng hóa trải nghiệm ngôn ngữ của con.

Không thúc ép việc viết quá sớm

Quá trình học viết cần được tiến hành một cách tự nhiên và phù hợp với lứa tuổi và năng lực của trẻ. Thúc ép trẻ tập viết quá sớm có thể làm mất đi sự hứng thú học tập và không phù hợp với khả năng phát triển của con. Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp hỗ trợ trẻ tập viết, nhưng cần nhớ rằng sự phát triển ngôn ngữ tổng thể là quan trọng hơn việc tập trung chỉ vào viết.

Hỗ trợ trẻ làm quen với chữ cái

Là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5-6 tuổi. Khi trẻ bước vào giai đoạn tiền tiểu học từ 5 đến 6 tuổi, đây là giai đoạn quan trọng để học cách đọc và viết. Phụ huynh có thể giúp trẻ làm quen với chữ cái, tạo ra môi trường học tập thuận lợi và khuyến khích sự tò mò và ham muốn khám phá của trẻ.

Tạo môi trường giao tiếp tích cực

Tránh cản trở sự nói và giao tiếp của trẻ bằng cách tránh chỉ trích thô bạo hoặc sử dụng câu nói dung tục. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn lắng nghe và tạo cho trẻ một môi trường giao tiếp tích cực, sử dụng những từ ngữ yêu thương, tôn trọng và khuyến khích con.

Dành tình yêu thương và sự lắng nghe cho con

Luôn dành thời gian và tình yêu thương cho trẻ, lắng nghe và đáp ứng những nhu cầu ngôn ngữ của con. Sự quan tâm và hỗ trợ của cha mẹ sẽ thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và tự tin của trẻ.

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một quá trình dài và cần sự kiên nhẫn và đồng hành của cha mẹ.

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Là một trong những môi trường giáo dục quốc tế tại Bình Thạnh, TP.HCM, Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là nơi nhiều phụ huynh chọn lựa gửi gắm con em theo học. Nơi đây áp dụng các phương pháp giáo dục tiêu chuẩn Mỹ được kiểm định bởi 2 tổ chức giáo dục uy tín thế giới là Hội đồng các trường quốc tế (CIS) và Hiệp hội các trường phổ thông và đại học New England (NEASC). Đây là vinh dự cho trường vì ISSP là trường quốc tế cho bậc mầm non và tiểu học duy nhất tạ

i TP.HCM nhận được chứng nhận này. Trường ISSP hiện cũng đang là trường giảng dạy chương trình Tú tài Quốc tế Bậc Tiểu học (IB PYP).

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)
Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Cam kết chất lượng giáo dục, ISSP – trường quốc tế TP. HCM uy tín và chất lượng, không những trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại mà còn xây dựng chương trình học phù hợp cùng đội ngũ nhân sự chuẩn quốc tế. Mục tiêu lớn nhất là nuôi dưỡng thế hệ học sinh phát triển toàn diện, tự tin và có các kỹ năng sống cần thiết để trở thành những công dân kiểu mẫu toàn cầu.

Để tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động của trường mầm non quốc tế ISSP, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP qua 2 cách dưới đây:

Trên đây là những thông tin bổ ích về  tầm quan trọng cùng các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Để trẻ được phát triển ngôn ngữ thật tốt, ba mẹ cũng như thầy cô hãy lựa chọn và áp dụng các phương pháp một cách linh hoạt để trẻ hứng thú tham gia thay vì cảm giác bị ép buộc.

Tag: tâm lý học sinh tiểu học, giáo dục giới tính cho bé gái, dạy trẻ kỹ năng hợp tác, lịch đi học lại sau hè 2024, thực đơn mầm non, thơ cho trẻ mầm non, giáo dục stem ở tiểu họctoán cho bé chuẩn bị vào lớp 1, tư duy ngược, trò chơi vận động cho trẻ mầm non, sách hay cho trẻ 10 tuổi