Fraud Blocker Giáo dục 9 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non cần thiết | ISSP
Zalo OA icon
kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non
June 23, 2023

Kỹ năng xã hội là gì? 9 kỹ năng xã hội của trẻ mầm non cần thiết

Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non có thực sự cần thiết cho quá trình phát triển tri thức và sự nghiệp của trẻ sau này? Kỹ năng xã hội sẽ bao gồm những kỹ năng giao tiếp, hợp tác, chia sẻ, giải quyết xung đột và lắng nghe,… Vậy đâu là thời điểm thích hợp để bố mẹ đầu tư nhóm kỹ năng xã hội này cho trẻ? Để giải đáp những thắc mắc này, mời quý phụ huynh cùng ISSP theo dõi bài viết dưới đây.

Ngoài ra, phụ huynh cùng các em học sinh có thể đặt lịch hẹn tham quan trường quốc tế Saigon Pearl để có cơ hội trải nghiệm môi trường giáo dục kỹ năng xã hội tại đây:

>> Xem thêm: Top 12+ Kỹ năng sống cho trẻ mầm non Cần Thiết từ 3 tuổi

Kỹ năng xã hội là gì?

Kỹ năng xã hội là nhóm kỹ năng cần thiết giúp cho trẻ tương tác và giao tiếp hiệu quả với những người xung quanh. Thông qua các tình huống giao tiếp và tương tác xã hội, trẻ mầm non sẽ phát triển một cách toàn diện nếu được giáo dục và rèn luyện hiệu quả ngay lúc còn bé. Bên cạnh những kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, hợp tác,…, trẻ cũng cần phải phát triển các kỹ năng khác như hợp tác, nói chuyện trước đám đông, giải quyết vấn đề,… đặc biệt là kỹ năng tự tin vào bản thân.

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi sống tự lập từ nhỏ.

Học sinh Saigon Pearl được học tập và rèn luyện kỹ năng xã hội thường xuyên. (Nguồn: ISSP)

Vì sao cần phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non?

Phát triển kỹ năng xã hội rất quan trọng đối với độ tuổi mầm non. Bởi lẽ nó giúp trẻ phát triển sự tự tin, tính cách độc lập, tương tác tốt với những người khác và có khả năng xử lý, giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn. Dưới đây là một số giải đáp cho thắc mắc tại sao phụ huynh nên cho con mình rèn luyện kỹ năng xã hội song song với việc học tập: 

  • Tương tác xã hội là một phần quan trọng của cuộc sống. Trẻ học được cách tương tác với những người khác, tránh xung đột và biết cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình.
  • Phát triển kỹ năng xã hội sẽ giúp cho khả năng hòa nhập vào môi trường xung quanh của trẻ nhanh chóng hơn. Giúp trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi giao tiếp với người lớn, thầy cô và bạn bè cùng trang lứa.
  • Kỹ năng xã hội sẽ giúp cho trẻ học được cách tôn trọng những người khác và học được cách chia sẻ, đóng góp vào cộng đồng. Giúp trẻ hình thành nên một tinh thần đồng đội và tình yêu thương đối với người khác.
  • Khi có kỹ năng xã hội tốt, các em sẽ dễ dàng hơn trong việc học tập và phát triển khả năng tư duy logic hơn. Các kỹ năng xã hội còn giúp cho trẻ học cách tập trung, lắng nghe và tương tác với những người khác.
  • Cuối cùng, phát triển kỹ năng xã hội sớm sẽ giúp trẻ có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn trong tương lai. Kỹ năng này giúp các em học cách đưa ra quyết định đúng đắn và có khả năng làm việc nhóm hiệu quả.

>> Xem thêm: Hiểu đúng và dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non từ sớm

hoạt động ngoại khóa

Kỹ năng xã hội giúp trẻ tự tin, bình tĩnh và thích nghi với tình huống, hoàn cảnh sống hơn. (Nguồn: ISSP)

Top 9 các kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non cần rèn luyện

1. Kỹ năng xã hội hợp tác

Kỹ năng hợp tác xã hội là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ mầm non cần được bố mẹ rèn luyện và phát triển. Không những hỗ trợ hữu ích trong quá trình học tập mà sau khi trưởng thành, kỹ năng hợp tác với các thành viên khác cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình làm việc của trẻ. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ học được cách làm việc và chơi đùa cùng nhau, học hỏi từ nhau và hình thành nên tinh thần đoàn kết trong tập thể. Khi được trang bị kỹ năng hợp tác tốt, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi và hòa nhập vào môi trường xã hội hơn, phát triển tốt hơn cả về mặt kỹ năng xã hội lẫn trí tuệ. Bên cạnh sự tự học hỏi và rèn luyện của trẻ, các thành viên trong gia đình và thầy cô giáo cũng cần tạo điều kiện cho trẻ môi trường vui chơi, học tập an toàn, lành mạnh và thân thiện. Hướng dẫn trẻ cách chia sẻ và giúp đỡ bạn bè, tạo ra những hoạt động chơi đùa nhóm và thực hiện các hoạt động nhóm có tính cộng đồng cao.

>> Xem thêm: Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ cần được chú trọng

Tập luyện thể dục thể thao

Trẻ ở trường quốc tế Saigon Pearl biết cách hòa nhập, hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả. (Nguồn: ISSP)

2. Kỹ năng xã hội lắng nghe

Kỹ năng xã hội lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ mầm non có thể hiểu và tôn trọng ý kiến của người khác, đồng thời cũng giúp trẻ học cách giải quyết xung đột một cách hiệu quả. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách lắng nghe bằng cách nhắc nhở trẻ giữ sự tập trung, chú ý vào người nói và cách tương tác của họ. Bố mẹ cũng nên thường xuyên đặt câu hỏi và lắng nghe để khuyến khích trẻ thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy được quan tâm và tôn trọng. 

>> Xem thêm: Những kỹ năng xã hội cho trẻ cha mẹ nên dạy con từ sớm

3. Kỹ năng biết chia sẻ 

Việc chia sẻ giúp trẻ rèn luyện khả năng tương tác xã hội, xây dựng quan hệ tốt với bạn bè, người lớn và trở thành một thành viên có ích trong cộng đồng. Không những giúp trẻ phát triển sự tự tin, lòng nhân ái, lòng biết ơn và trách nhiệm mà các em học sinh còn biết giúp đỡ người khác, cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với bản thân. 

Để phát triển kỹ năng chia sẻ cho trẻ mầm non, các bậc phụ huynh và giáo viên có thể tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động nhóm, chơi đùa với bạn bè và hướng dẫn trẻ chia sẻ đồ chơi, thức ăn và thời gian của mình với bạn bè. Bên cạnh đó, giáo viên và phụ huynh cũng nên tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động từ thiện và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, giúp trẻ hiểu rõ hơn về giá trị của việc chia sẻ và tích cực hơn trong việc thực hiện.

>> Xem thêm: Cách trường quốc tế dạy trẻ về lòng trắc ẩn và trách nhiệm xã hội

Việc chia sẻ sẽ giúp cho trẻ rèn luyện khả năng tương tác xã hội, gắn kết bạn bè hơn. (Nguồn: ISSP)

4. Kỹ năng xã hội tôn trọng không gian cá nhân

Một trong những điều quan trọng mà trẻ mầm non cần phải rèn luyện, đó là kỹ năng tôn trọng không gian cá nhân của người khác. Điều này giúp trẻ hiểu và tôn trọng không gian riêng tư của mọi người xung quanh, học cách đối nhân xử thế và tạo ra một môi trường sống và học tập khác biệt, thoải mái và hài hòa. Khi trẻ biết tôn trọng không gian cá nhân của mình và của người khác, bé cũng sẽ hình thành những mối quan hệ tốt hơn, tăng tính đồng cảm và giúp trẻ có thể phát triển một cách toàn diện hơn.

>> Xem thêm: Cách tạo không gian học tập hoàn hảo cho trẻ

5. Kỹ năng giao tiếp bằng mắt

Bên cạnh việc dùng ngôn từ để trình bày suy nghĩ và ý kiến của bản thân, trẻ cũng có thể dùng ánh mắt để bổ sung và gia tăng sự hiệu quả trong giao tiếp. Điều đó giúp trẻ thể hiện sự tự tin, tôn trọng và thu hút sự chú ý của những người tham gia. Kỹ năng giao tiếp bằng mắt thực sự rất hữu ích và khắc phục nhược điểm hạn chế về mặt ngôn từ, giúp trẻ có thể nói chuyện trước đám đông một cách lưu loát và hoạt bát. 

>> Xem thêm: Giúp trẻ tự tin giao tiếp bằng cách phát triển trí thông minh tương tác

6. Biết lễ phép, lịch sự, nói cảm ơn và xin lỗi

Thông qua việc biết nói cảm ơn và xin lỗi, trẻ cũng sẽ hình thành được những thói quen tốt trong giao tiếp với người khác. Trẻ sẽ biết cách cư xử lễ phép, lịch sự và hình thành được tư duy, cảm nhận về trách nhiệm trong quan hệ xã hội. Trẻ sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhận được sự yêu mến và thiện cảm của mọi người xung quanh. 

>> Xem thêm: TOP 10+ cách dạy con ngoan, thông minh, đúng cách từ nhỏ

Học sinh sẽ được quý mến nếu biết nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc. (Nguồn: ISSP)

7. Biết vâng lời người lớn

Trẻ em cần phải biết vâng lời người lớn. Khi biết vâng lời người lớn, trẻ sẽ học được cách tôn trọng và tuân thủ những quy định, hướng dẫn từ mọi người xung quanh. Đồng thời, trẻ cũng sẽ cảm thấy an toàn và tin tưởng khi được người lớn chăm sóc, dặn dò và giúp đỡ. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được khuyến khích phát triển khả năng tự chủ và suy nghĩ độc lập để có thể phản biện, đưa ra quan điểm của mình một cách lịch sự và tôn trọng.

>> Xem thêm: Cha mẹ nên dạy những kỹ năng ứng xử cho trẻ từ khi mấy tuổi?

8. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Khi có khả năng tự bảo vệ bản thân, trẻ sẽ tự tin và an toàn hơn khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn hoặc nguy hiểm. Kỹ năng này bao gồm việc nhận biết và tránh xa những tình huống nguy hiểm, biết cách yêu cầu sự trợ giúp từ người lớn, cũng như biết cách thể hiện và bảo vệ quyền lợi cá nhân một cách lịch sự và hiệu quả. Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách xử lý những tình huống khó xử, ví dụ như sự quấy rối, bạo lực, hay những người lạ tiếp cận. Bố mẹ cần dạy trẻ biết cách tự bảo vệ mình, như nói “không” khi gặp phải điều không đúng, hoặc nhờ sự giúp đỡ của người lớn.

>> Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc giúp giữ trẻ được an toàn

9. Kỹ năng tự tin vào bản thân

Trẻ sẽ có thể phát huy tối đa khả năng của mình khi họ tin tưởng và tự tin thể hiện tài năng và điểm mạnh của bản thân. Điều này giúp trẻ có thể tự quản lý và giải quyết các vấn đề đối với bản thân một cách độc lập, cũng như tăng khả năng đối mặt với các tình huống khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Để giúp bé rèn luyện sự tự tin, bố mẹ và thầy cô giáo nên tạo môi trường để bé có thể tự do thể hiện tài năng, bản lĩnh cũng như bộc lộ được quan điểm, suy nghĩ của mình khi gặp một vấn đề nào đó.

Tham khảo ngay: 5 bước dạy trẻ kỹ năng sống tự lập đơn giản cho cha mẹ 

Lớp học nghệ thuật

Kỹ năng tự tin rất cần thiết và giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của trẻ sau này. (Nguồn: ISSP)

Cách giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non mà ba mẹ cần biết

Độ tuổi mầm non là thời điểm các bé bắt đầu hình thành và phát triển nhân cách và kỹ năng. Vì vậy, để giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ hiệu quả, ba mẹ cần lựa chọn những phương pháp phù hợp với độ tuổi và tính cách của bé.   

1. Đọc sách cùng bé mỗi ngày 

Sách sở hữu một kho tàng kiến thức khổng lồ và có thể trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực dành cho bố mẹ. Những nội dung được biên soạn từ sách đã trải qua nhiều lần chắt lọc và biên soạn kỹ càng nên cách truyền đạt khá dễ hiểu, giúp trẻ tiếp thu dễ dàng. Do đó, đọc sách cùng bé mỗi ngày là một phương pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ khá hữu hiệu. Cách này không những giúp bé tiếp thu những kiến thức mới, mà còn giúp tình cảm gia đình thêm khắng khít.

>> Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng đọc sách từ sớm là điều cần thiết | ISSP 

2. Tập cho bé những thói quen tốt

Đối với trẻ mầm non, việc lặp đi lặp lại một việc có thể nói là cách giáo dục giúp trẻ ghi nhớ tốt nhất. Nếu ba mẹ chỉ hướng dẫn trẻ một lần và không tạo điều kiện cho trẻ thực hành vào những lần sau, trẻ sẽ không thể nhớ, hay hiểu và vận dụng được. Vì vậy, ba mẹ nên cố gắng tập luyện cho bé những thói quen tốt bằng cách cho trẻ thực hiện thường xuyên mỗi ngày. Những thói quen tốt sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện trong tương lai và trở thành một công dân tốt cho xã hội.

>> Xem thêm: 5 Lĩnh Vực Phát Triển Của Trẻ Mầm Non: Cha Mẹ Nên Biết

rèn luyện những thói quen tốt cho trẻ

Rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt (Nguồn: Internet)

3. Thường xuyên trò chuyện cùng bé về tầm quan trọng của kỹ năng xã hội

Để hình thành cho trẻ một tư duy tích cực về những kỹ năng xã hội, ba mẹ cần dành thời gian trò chuyện cùng bé. Bố mẹ nên chia sẻ với trẻ về tầm quan trọng của các kỹ năng để bé có thể hiểu tại sao phải rèn luyện những kỹ năng này. Khi đã hiểu được về lợi ích và tầm quan trọng của các kỹ năng xã hội, trẻ sẽ thực hiện mọi việc một cách tự nguyện và thoải mái hơn, nâng cao hiệu quả của việc giáo dục hơn. Ba mẹ cũng cần chú ý rằng, chỉ nên giải thích với trẻ bằng những câu chuyện hay lời lẽ đơn giản và dễ hiểu. 

>> Xem thêm: Tổng hợp 8 cách phát triển tự do sáng tạo cho trẻ 

4. Động viên và dành lời khen cho bé 

Lời động viên tinh thần và những lời khen của ba mẹ dành cho bé đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non. Những lời động viên khích lệ sẽ tạo thêm nguồn động lực cho trẻ tiếp tục cố gắng. Do đó, mỗi khi trẻ làm tốt, ba mẹ hãy dành cho bé những lời khen như “Hôm nay con làm tốt lắm!” thật chân thành để bé cảm thấy vui vẻ và cảm thấy những việc mình làm thật sự có ích. 

>> Xem thêm: Lòng Trắc Ẩn Là Gì? Ý Nghĩa Của Lòng Trắc Ẩn Trong Giáo Dục Trẻ

luôn động viên, khích lệ trẻ

Thường xuyên động viên và dành lời khen khi trẻ làm tốt (Nguồn: Internet)

5. Dạy các kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non qua tình huống thực tế

Lý thuyết luôn phải đi đôi với thực hành. Việc dạy trẻ thông qua các tình huống thực tế luôn mang lại hiệu quả cao. Qua những tình huống thực tế, trẻ sẽ được trực tiếp trải nghiệm, hiểu và nhớ lâu hơn. Trẻ sẽ hiểu được bản chất của vấn đề và biết cách vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống sau này. Ba mẹ có thể cho bé tham gia vào các hoạt động đóng vai hoặc đăng ký những hoạt động ngoại khóa để có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới mẻ.

Xem thêm:  TOP 30+ trò chơi trí tuệ, vận động cho trẻ mầm non vui nhộn, hay nhất

Giáo dục kỹ năng xã hội tại trường Mầm non Quốc Tế Saigon Pearl

Giới thiệu về trường Mầm non Quốc tế Saigon Pearl

Trường quốc tế Saigon Pearl là một trong những trường mầm non quốc tế có chất lượng giáo dục hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Saigon Pearl còn được biết đến là ngôi trường đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh được hai tổ chức kiểm định giáo dục uy tín quốc tế chứng nhận toàn diện: Hội đồng các trường quốc tế (CIS), Hiệp hội các trường phổ thông và đại học New England (NEASC). Nhà trường còn có chương trình giảng dạy riêng biệt, đạt tiêu chuẩn quốc tế và hoàn toàn phù hợp với độ tuổi của học sinh từ 18 tháng đến 11 tuổi. Vậy lộ trình phát triển các nhóm kỹ năng cho trẻ mầm non được ISSP phân chia như thế nào?

vừa học vừa chơi Giáo dục kỹ năng xã hội tại trường Saigon Pearl được lồng ghép khéo léo vào chương trình học (Nguồn: ISSP)

Lộ trình phát triển kỹ năng của trẻ mầm non được phân chia cụ thể cho từng cấp bậc

Trường Mầm non Quốc Tế Saigon Pearl có lộ trình được thiết kế dựa trên các giai đoạn phát triển của trẻ và các mục tiêu phát triển về toàn diện cho trẻ mầm non. Lộ trình phát triển kỹ năng của học sinh mầm non tại Trường Mầm Non Quốc Tế Sài Gòn Pearl có các bậc Early Years khác nhau.

Ở bậc Early Years 1, trường tập trung vào phát triển hoạt động thể chất và kỹ năng đơn giản cho trẻ như kiểm soát bàn tay và các ngón tay, phối hợp các giác quan và các dụng cụ ăn uống cơ bản. 

Ở bậc Early Years 2, trường tăng cường cho trẻ nhận thức về an toàn, phát triển thể chất và khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc cá nhân thông qua các trải nghiệm nghệ thuật. 

Bậc Early Years 3, thầy cô tại trường Saigon Pearl sẽ tập trung vào việc giáo dục và phát triển cảm xúc của trẻ theo cấp bậc xã hội và khuyến khích tham gia các trò chơi vận động và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. 

Bậc Early Years 4 là giai đoạn cuối cùng của cấp mầm non và giúp trẻ phát triển toàn diện hơn trong từng nhóm kỹ năng. Trẻ được tham gia vào các hoạt động thể chất  khó hơn, học cách sinh hoạt độc lập và phát triển kỹ năng nhận thức xã hội. Đặc biệt, trẻ được khuyến khích sáng tạo không giới hạn trong gian nghệ thuật.

trẻ hoạt động thể chất

Trẻ tự tin thể hiện năng khiếu của mình trước đám đông. (Nguồn: ISSP)

Để hiểu rõ hơn về trường ISSP cũng như phương pháp giáo dục tại trường, quý phụ huynh và học sinh có thể trực tiếp đến tham quan trường. Quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường ISSP hoặc liên hệ Phòng Tuyển Sinh để được giải đáp thắc mắc. 

>> Tham khảo học phí trường mầm non và Tiểu học quốc tế Saigon Pearl 

Thông qua bài viết trên, ISSP hy vọng các bậc phụ huynh sẽ biết cách giúp đỡ, xây dựng và rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, đồng thời hiểu hơn về phương pháp giáo dục tại trường Quốc Tế Saigon Pearl. Từ đó, quý phụ huynh có thể cân nhắc lựa chọn ngôi trường phù hợp cho quá trình phát triển lớn khôn của trẻ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, mời quý phụ huynh vui lòng liên hệ vào hotline hoặc Fanpage để được đội ngũ ISSP hỗ trợ và tư vấn tận tình!

Xem thêm: preschool, steam là gì, lòng trắc ẩn là gì, international school, montessori là gì