Fraud Blocker Dạy trẻ 9 kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc cơ bản | ISSP
Zalo OA icon
image
June 5, 2023

Cha mẹ nên dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc giúp trẻ luôn an toàn

Trên các phương tiện truyền thông, những vụ bắt cóc trẻ em diễn ra ngày càng nhiều và phổ biến. Do đó, để hạn chế và phòng tránh nguy cơ này xảy ra, cha mẹ hãy dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc từ sớm. Kỹ năng phòng tránh bị bắ cóc là kỹ năng sống quan trọng để trẻ biết cách tự bảo vệ mình và biết cách phản ứng phù hợp khi gặp phải người xấu.

Phụ huynh cần ý thực tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc từ sớm cho trẻ để giảm thiểu những tình huống xấu xảy đến với trẻ. Những cách dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc sẽ được chia sẻ qua bài viết ngay sau đây từ Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP), phụ huynh hãy cùng theo dõi nhé.

Đặt lịch tham quan Trường Quốc Tế Saigon Pearl quận Bình Thạnh để trải nghiệm các hoạt động bảo vệ an toàn trẻ em tại trường.

Dạy trẻ về nguy cơ bị bắt cóc từ người xấu (thông qua thông tin, hình ảnh, video)

Cha mẹ nên cùng con xem các video phóng sự, clip mô phỏng, hình ảnh và thông tin về những vụ bắt cóc trẻ em. Sau đó, cha mẹ hãy nói về những nguy cơ tương tự có thể xảy ra với bất cứ trẻ em nào. Điều này sẽ giúp trẻ dần hình thành ý thức phòng vệ cho mình trong những tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ cần giảng giải một cách khéo léo để con không bị hoảng sợ và lo lắng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc giúp trẻ giữ được an toàn, tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Dạy trẻ về nguy cơ có thể bị bắt cóc từ người xấu thông qua thông tin, hình ảnh, video
Dạy trẻ về nguy cơ có thể bị bắt cóc từ người xấu thông qua thông tin, hình ảnh, video (Nguồn: Internet)

Dạy trẻ không bắt chuyện hay nhận quà từ người lạ

Một trong những điều cha mẹ cần lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc là không bắt chuyện hoặc nhận bất kỳ món quà nào từ người lạ. Cha mẹ cần dạy trẻ nói không với những món quà, đồ chơi, bánh kẹo, truyện tranh… từ người lạ. Phụ huynh cần giải thích cho trẻ hiểu là người lạ có thể tẩm thuốc mê và con sẽ dễ bị kẻ xấu bắt đi. Do đó, con nên tránh tiếp xúc với người lạ mặt và từ chối khéo léo khi được tặng quà như “cha mẹ không cho phép con nhận quà từ người lạ”.

Xem thêm: Top 12+ Kỹ năng sống cho trẻ mầm non tối quan trọng

Dạy trẻ cách giữ khoảng cách và ứng phó khi có người lạ bắt chuyện

Khi có người lạ bắt chuyện, con nên hạn chế tiếp xúc, không giao tiếp và tốt nhất nên giữ khoảng cách từ 2m trở lên. Trường hợp người lạ cố tình kéo dài cuộc nói chuyện trong khoảng 5 – 7 giây thì con nên bỏ đi và đến chỗ an toàn như cổng bảo vệ, đồn cảnh sát hoặc những nơi đông người… Đây là cách dạy trẻ kỹ năng khi bị bắt cóc mà cha mẹ cần hướng dẫn cho con.

Xem thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi qua các tình huống thực tế

Dạy trẻ cách giữ khoảng cách và ứng phó khi có người lạ bắt chuyện
Dạy trẻ cách giữ khoảng cách và ứng phó khi có người lạ bắt chuyện (Nguồn: Internet)

Dạy trẻ không nên đi theo người lạ

Ngày nay, thủ đoạn của những kẻ bắt cóc ngày càng tinh vi và đáng sợ. Nếu chúng không thể dụ dỗ thì thường sẽ đánh vào lòng tốt thích giúp đỡ người khác của trẻ. Chẳng hạn như, chúng sẽ nhờ trẻ xách đồ giúp hoặc giả vờ bị lạc rồi nhờ trẻ giúp dẫn đường. Những lúc như vậy, trẻ sẽ lơ là cảnh giác và vô tình sa vào bẫy “bắt cóc” của chúng. Do đó, phụ huynh cần dạy trẻ rằng nếu có người lạ đến nhờ giúp đỡ thì phải từ chối khéo léo. Còn nếu họ thật sự cần sự giúp đỡ, trẻ nên đi tìm sự giúp đỡ từ người lớn hoặc giáo viên chứ không nên đi theo họ.

Xem thêm: Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non đơn giản, hiệu quả

Dạy trẻ ghi nhớ thông tin của bố mẹ (họ tên đầy đủ, số điện thoại, địa chỉ nhà)

Phụ huynh nên dạy trẻ ghi nhớ thông tin chính xác của cha mẹ như số điện thoại, họ tên, địa chỉ nhà. Nếu như trẻ khó có thể ghi nhớ những thông tin này, cha mẹ có thể viết số điện thoại, địa chỉ nhà vào một cuốn sổ nhỏ và cho trẻ mang theo bên mình. Điều này sẽ rất có ích nếu chẳng may con bị lạc thì có thể nhờ sự trợ giúp từ chú bảo vệ hoặc chú công an hoặc liên lạc về cho cha mẹ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên nhắc nhở con phải luôn thật bình tĩnh, tự tin để biết cách ứng phó trong những trường hợp không may.

Dạy trẻ ghi nhớ thông tin của bố mẹ để phòng trường hợp đi lạc
Dạy trẻ ghi nhớ thông tin của bố mẹ để phòng trường hợp đi lạc (Nguồn: Internet)

Dạy trẻ không mở cửa, không cho người lạ vào nhà khi ở nhà một mình

Khi cha mẹ phải đi làm để trẻ ở nhà một mình, cha mẹ nên dạy con phải đóng cửa và khóa thật kỹ. Khi có người lạ mặt hoặc quen biết nhưng không thân thiết thì cũng không nên mở cửa dù với bất kỳ lý do gì. Trẻ cũng không nên đứng gần cửa ra vào, cửa sổ nói chuyện với khách để đề phòng bị dụ dỗ, thôi miên mở cửa. Đồng thời, phụ huynh cũng nên trang bị cho trẻ một chiếc điện thoại ở nhà và dạy trẻ cách sử dụng để có thể gọi ngay cho cha mẹ hoặc gọi 113 báo công an những khi cần thiết.
Xem thêm: Dạy 10 kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi tự lập từ nhỏ

Dạy trẻ cách đối phó với người lạ có ý đồ xấu

Khi người lạ có ý đồ xấu như: nhận là cha mẹ, lôi kéo, bắt đi theo,… thì thay vì khóc lóc, la hét, con nên liên tục hô to “đây không phải là cha mẹ cháu”, “cứu cháu với, cháu không quen người này”,… Phản ứng như thế sẽ gây sự chú ý cho người xung quanh và khiến kẻ bắt cóc bị phân tâm. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc trong trường hợp con bị người lạ ôm. Lúc này con có thể dùng cùi chỏ đánh vào ức, cằm, hạ bộ của đối phương và lập tức bỏ chạy. Cha mẹ cũng nên cho con tham gia các lớp võ tự vệ từ sớm để biết cách bảo vệ bản thân đúng cách trước người lạ có ý đồ xấu.

Xem thêm: TOP 9 cách dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non cực dễ, an toàn

Dạy trẻ cách đối phó với người lạ có ý đồ xấu
Dạy trẻ cách đối phó với người lạ có ý đồ xấu (Nguồn: Internet)

Dạy trẻ cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ xung quanh (đồn công an, nhà hàng xóm, quầy siêu thị…)

Trong những trường hợp không may xảy ra như đi lạc, phát hiện có người theo dõi, bám đuổi, cố tình bắt chuyện, cha mẹ hãy dạy trẻ tìm đến những nơi có thể giúp đỡ như đồn công an, chốt bảo vệ, quầy thông báo của siêu thị, khu vui chơi, nhà hàng xóm… Tại những nơi này, cha mẹ dạy con cách trình bày tình huống đang gặp phải một cách rõ ràng bằng lời nói, chữ viết hoặc thậm chí là hành động sau đó đọc số điện thoại để người trợ giúp báo cho cha mẹ đến đón.

Tìm hiểu thêm về các phương pháp giảng dạy của Chương Trình Mầm Non tại Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl

Dạy trẻ không nên nói chuyện trên mạng với người lạ

Trong thời buổi công nghệ hiện đại, trẻ đã được tiếp xúc với điện thoại và mạng internet từ khi còn rất nhỏ. Điều này khiến xu hướng kết bạn qua mạng ngày càng gia tăng. Lợi dụng điều này, kẻ xấu sẽ dùng những thủ đoạn để có thể tiếp cận trẻ qua những thông tin, sở thích mà bé đăng trên mạng. Sau một thời gian, chúng sẽ dụ dỗ được bé gặp mặt bên ngoài, việc này sẽ khiến trẻ rơi vào nguy hiểm. Để việc này không xảy ra, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị điện tử. Đồng thời, cha mẹ nên dặn trẻ không được công khai những thông tin cá nhân của mình lên mạng để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Xem thêm: Làm sao để dạy trẻ kỹ năng sử dụng internet an toàn?

Dạy trẻ không nên nói chuyện với người lạ qua mạng
Dạy trẻ không nên nói chuyện với người lạ qua mạng (Nguồn: Internet)

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Là thành viên của tập đoàn giáo dục quốc tế lâu đời Cognita tại Anh Quốc với hơn 85 trường thành viên trên toàn thế giới, Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) là liên lạc đến Phòng Tuyển Sinh của Trường ISSP dành cho trẻ từ 18 tháng đến 11 tuổi tại Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Trường Quốc Tế Saigon Pearl là trường mầm non và tiểu học quốc tế đầu tiên tại TP.HCM nhận được sự chứng nhận toàn diện bởi 2 tổ chức uy tín quốc tế là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Hiện tại, trường ISSP cũng là trường IB giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP) – điều này càng khẳng định phương châm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) (Nguồn: ISSP)

Việc dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc để đảm bảo an toàn là vô cùng cần thiết. Điều này cũng được trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) quan tâm và và đưa vào chương trình giảng dạy kỹ năng sống tại trường. Trường luôn cung cấp những kiến thức và bài học hữu ích với nhiều hình thức khác nhau, đơn giản, thiết thực giúp trẻ dễ hiểu, dễ nắm bắt với mục đích bảo vệ trẻ khỏi những mối nguy hại nhỏ nhất.

Để hiểu rõ hơn về chương trình học, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, nhà trường luôn khuyến khích phụ huynh đến tham quan trực môi trường học tập của ISSP. Phụ huynh có thể liên lạc đến Phòng Tuyển Sinh của Trường ISSP để được tư vấn cụ thể hơn hoặc đặt lịch tham quan tại trường với 2 cách sau:

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến phụ huynh những cách dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc cho trẻ. Đây là những kỹ năng phụ huynh nên thường xuyên nhắc nhở và rèn luyện cho trẻ để con có khả năng phòng vệ và biết cách cách phản ứng khi gặp phải những trường hợp không may. Trên tất cả, phụ huynh hãy luôn dõi mắt theo con mỗi khi ra ngoài, hạn chế để con ở nhà một mình để đảm bảo tốt nhất sự an toàn cho con.

Xem thêm: nội tâm là gì, trò chơi cho trẻ mầm non, cách dạy con, kỹ năng sống cho trẻ mầm non, phương pháp reggio emilia

Chương trình ưu đãi giới thiệu học sinh mới ISSP
Ưu đãi 10% học phí năm học 2024-2025