Fraud Blocker TOP 15+ cách dạy con thông minh, ngoan đúng cách từ nhỏ | ISSP
Zalo OA icon
cách dạy con ngoan
June 20, 2023

TOP 15+ cách dạy con ngoan, thông minh đúng cách, biết nghe lời từ nhỏ

Là cha mẹ, ai cũng mong con mình trở thành đứa con ngoan, thông minh, tài giỏi và có khả năng tự lập. Hơn nữa, sự phát triển của con cái cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách nuôi dạy con đúng cách của phụ huynh. Đó là lý do cách dạy con ngoan, thông minh từ nhỏ luôn được các bậc phụ huynh quan tâm tìm hiểu. Bài viết sau đây từ Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) sẽ chia sẻ đến quý phụ huynh những bí quyết về cách dạy con thông minh, ngoan, giúp kích thích sự phát triển não bộ của trẻ.

>>> Tham khảo thêm về phương pháp giảng dạy và Chương Trình Mầm Non tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl

Ngoài ra, quý phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp với Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) ngay hôm nay để có cơ hội trải nghiệm chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại ISSP:

Cách dạy con thông minh
Cách dạy con thông minh

Các giai đoạn trẻ phát triển

Việc hiểu rõ các giai đoạn phát triển của trẻ là chìa khóa giúp các bậc cha mẹ có cách dạy con thông minh hơn. Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm riêng biệt về thể chất, trí tuệ và tâm lý. Dưới đây là phân tích chi tiết về các giai đoạn phát triển của trẻ từ khi sinh ra cho đến khi bước vào tuổi đi học.

Giai đoạn thời kỳ sơ sinh (0 – 12 tháng)

0 – 2 Tháng Tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ chủ yếu sử dụng các giác quan để khám phá thế giới xung quanh. Trẻ bắt đầu nhận biết và phản ứng với âm thanh, ánh sáng và các đối tượng chuyển động. Việc cung cấp các kích thích phù hợp, như đồ chơi treo trên nôi, nhạc nhẹ, sẽ giúp kích thích phát triển não bộ của trẻ.

2 – 4 Tháng Tuổi: Trẻ bắt đầu học cách tương tác với môi trường xung quanh thông qua việc nhìn, nghe và chạm. Trẻ có thể theo dõi các vật di chuyển, cầm nắm đồ chơi và bắt đầu bập bẹ. Đây là thời điểm quan trọng để cha mẹ bắt đầu giao tiếp nhiều hơn với trẻ, giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ sớm.

4 – 6 Tháng Tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ chập chững biết lật, ngồi, khám phá thế giới  xung quanh bằng cách đưa mọi thứ vào miệng. Việc đảm bảo an toàn cho trẻ là rất quan trọng, cần tránh các vật nhỏ có thể gây nguy hiểm. Trẻ cũng bắt đầu nhìn và nhận biết khuôn mặt và các biểu cảm của người thân.

6 – 9 Tháng Tuổi: Trẻ bắt đầu biết bò, ngồi vững và có thể di chuyển để lấy đồ chơi mà mình thích. Trẻ bắt đầu nhận biết, hiểu và phản ứng với các từ đơn giản như “có”, “không”. Đây là lúc để phụ huynh bắt đầu dạy trẻ những quy tắc đơn giản và tạo thói quen hàng ngày.

9 – 12 Tháng Tuổi: Trẻ bắt đầu tập đi, biết cách sử dụng các đồ vật xung quanh như cốc, thìa và có thể làm theo những hướng dẫn đơn giản. Trẻ bắt đầu nói từ đơn giản và giao tiếp cơ bản. Việc khuyến khích trẻ nói chuyện và đáp ứng nhu cầu của trẻ một cách tích cực sẽ giúp phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội của trẻ.

Giai đoạn khi trẻ mới biết đi (1 – 3 tuổi)

12 – 18 Tháng Tuổi: Trong giai đoạn này, trẻ trở nên tò mò hơn về thế giới xung quanh. Trẻ bắt đầu biết chỉ vào các vật dụng hàng ngày, viết nguệch ngoạc và làm theo các hướng dẫn đơn giản. Trẻ cũng bắt đầu nói những từ đơn giản và thể hiện ý muốn thông qua cử chỉ và hành động.

18 – 24 Tháng Tuổi: Trẻ bắt đầu phát triển kỹ năng vận động tốt hơn, có thể chạy, nhảy và leo trèo. Trẻ cũng học cách phân loại hình dạng, màu sắc và hoàn thành các câu đơn giản. Việc cung cấp môi trường an toàn và khuyến khích trẻ khám phá sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện.

2 – 3 Tuổi: Trẻ hai tuổi bắt đầu học cách tự làm một số việc như mặc quần áo, rửa tay và ăn uống. Trẻ cũng phát triển khả năng giao tiếp, có thể nói các câu ngắn và bắt đầu hiểu các khái niệm cơ bản như “trước”, “sau”. Đây là thời điểm quan trọng để dạy trẻ những kỹ năng tự lập cơ bản và xây dựng thói quen tốt.

Giai đoạn khi trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi)

3 – 4 Tuổi: Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu học cách làm theo các hướng dẫn phức tạp hơn, có thể thực hiện các cuộc trò chuyện đơn giản và hiểu được cảm xúc của người khác. Trẻ cũng phát triển khả năng tư duy logic, có thể xếp hình, ghép hình và làm việc với các đồ chơi có bộ phận chuyển động.

4 – 5 Tuổi: Trẻ bắt đầu học cách viết các chữ cái, số và có thể đọc một số từ đơn giản. Trẻ cũng phát triển khả năng tư duy phản biện và bắt đầu hiểu các khái niệm phức tạp hơn. Việc khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động học tập và chơi có mục đích sẽ giúp phát triển trí tuệ và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ.

5 – 6 Tuổi: Trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn chuẩn bị cho việc đi học. Trẻ có thể làm theo các hướng dẫn phức tạp, tham gia vào các hoạt động nhóm và phát triển kỹ năng xã hội. Trẻ cũng bắt đầu phát triển ý thức về bản thân và biết cách tự giải quyết một số vấn đề đơn giản. Đây là thời điểm quan trọng để cha mẹ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để bước vào môi trường học tập chính thức.

Dựa vào từng giai đoạn phát triển của con, cha mẹ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho con mình phát triển và trí thông minh hơn mỗi ngày. Dưới đây là 18 cách dạy con thông minh, cha mẹ cần biết và áp dụng.

Xem thêm: Kỹ Năng Đặt Câu Hỏi Là Gì? Cách Dạy Kỹ Năng Đặt Câu Hỏi Cho Trẻ Mầm Non | ISSP

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Các giai đoạn phát triển của trẻ (Nguồn: Internet)

1. Trò chuyện với trẻ thường xuyên – cách dạy con thông minh

Đây là một trong những cách dạy con ngoan, thông minh mà bố mẹ nên biết. Việc chuyện trò với trẻ thường xuyên giúp củng cố khả năng giao tiếp và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Những cuộc nói chuyện còn giúp hoạt động não bộ của trẻ trở nên linh hoạt và nhạy bén hơn. Trong suốt quá trình trò chuyện, con sẽ tiếp thu và mở rộng thêm vốn từ, hoàn thiện và chỉnh chu hơn trong cách trình bày câu chuyện, ý kiến của mình. Giao tiếp còn là chìa khóa giúp gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con cái, để trẻ cảm thấy được yêu thương, tôn trọng và trở nên tự tin hơn. Không những vậy, việc  tâm sự, trò chuyện những câu chuyện vui, buồn thường nhật với trẻ cũng là cách dạy con ngoan ngoãn lễ phép mà bố mẹ nên áp dụng. 

Bố mẹ cũng có thể tham khảo cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả. 

trò chuyện cùng trẻ

Dạy con ngoan bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ – dạy con nghe lời  (Nguồn: Internet)

2. Tương tác và chơi với trẻ – cách nuôi dạy con đúng cách

Làm sao để dạy con ngoan? Để trả lời cho câu hỏi này, mời quý phụ huynh theo dõi. theo các nghiên cứu khoa học, những đứa trẻ thường xuyên được ôm ấp, yêu thương và chơi đùa cùng bố mẹ thì não bộ có sự phát triển tốt hơn, trẻ sẽ trở nên ngoan ngoãn và lễ phép hơn. Những sự tương tác này còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc, giúp con cảm thấy được yêu thương, vui vẻ. Đây còn là nền tảng giúp phát triển khả năng tư duy cho bé. Vì vậy, dù cuộc sống bận rộn đến thế nào, bố mẹ cũng nên dành những khoảng thời gian nhất định sau giờ làm để chơi cùng với bé, cùng bé làm bài tập về nhà hay chỉ đơn giản trò chuyện cùng bé về một ngày học tập tại trường. Đây là một cách dạy con khá hiệu quả, đồng thời, giúp tình cảm giữa bé và bố mẹ trở nên gắn kết hơn. 

Tham khảo thêm: Tư duy tích cực: 9 bí quyết bố mẹ nên dạy trẻ

Tương tác với trẻ thường xuyên

Làm sao để dạy trẻ ngoan? – Tương tác và chơi với trẻ (Nguồn: Internet)

3. Đọc sách cho trẻ nghe

Đây là cách dạy con ngoan và thông minh đúng cách mà bố mẹ không nên bỏ qua. Bố mẹ hãy đọc sách cho con nghe từ sớm, ngay cả khi trẻ chưa hiểu được từ ngữ. Điều này là bước khởi đầu giúp trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và hình thành niềm yêu thích đối với sách. Trong lúc đọc sách, cha mẹ có thể đặt cho con một số câu hỏi liên quan đến nội dung, nhân vật như theo con chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, nếu là con thì sẽ làm gì trong tình huống này… Việc này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng và kỹ năng suy luận. Nhờ đó, trẻ sẽ học tốt ở trường, có khả năng tự học và đạt được nhiều thành công sau này. 

đọc sách cho trẻ nghe

Dạy con ngoan học giỏi bằng cách đọc sách cho trẻ nghe (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non

4. Khuyến khích trẻ tập thể dục

Đây là một cách dạy con thông minh đồng thời cũng giúp cải thiện sức khỏe thể chất cho bé. Các hoạt động thể dục thể thao với các bài tập đơn giản không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn giúp phát triển trí thông minh của trẻ. Cụ thể, các bài tập vận động sẽ giúp điều hòa lượng máu lên não, tái tạo tế bào não. Từ đó giúp tăng cường hoạt động não bộ, tinh thần minh mẫn, lạc quan hơn. Vì vậy, bố mẹ nên khuyến khích con trẻ thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục, thể thao. Bố mẹ có thể cùng con đi bộ, tập các bài vận động đơn giản, chơi đùa ngoài trời cùng con… Việc này sẽ giúp con cảm thấy thích thú với các hoạt động thể chất hơn.

tập thể dục cùng bé

Khuyến khích trẻ tập thể dục – giúp trẻ phát triển toàn diện (Nguồn: Internet)

5. Ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ

Phương pháp giáo dục Montessori đã được công nhận rộng rãi về hiệu quả trong việc phát triển toàn diện trí tuệ và kỹ năng của trẻ. Đây là cách dạy con thông minh được phát triển bởi bác sĩ Maria Montessori vào đầu thế kỷ 20, phương pháp này tập trung vào việc tạo ra một môi trường học tập tự nhiên, nơi trẻ em được khuyến khích tự do khám phá và học hỏi theo tốc độ riêng của mình.

Phương pháp Montessori dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ. Trẻ em được coi là những cá thể độc lập với những khả năng tiềm tàng cần được khuyến khích và phát triển. Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp này bao gồm:

Tự do trong giới hạn: Trẻ được phép tự do lựa chọn hoạt động học tập và chơi trong một môi trường được chuẩn bị sẵn với các tài liệu giáo dục phù hợp. Tuy nhiên, sự tự do này vẫn nằm trong những giới hạn nhất định để đảm bảo an toàn và trật tự.

Học tập thông qua trải nghiệm: Trẻ được khuyến khích học hỏi thông qua các hoạt động thực tế, sử dụng các tài liệu và đồ chơi giáo dục được thiết kế đặc biệt để kích thích sự tò mò và khả năng tư duy của trẻ.

Tự lập và trách nhiệm: Phương pháp Montessori khuyến khích sự tự lập từ sớm. Trẻ học cách tự chăm sóc bản thân, quản lý thời gian và trách nhiệm đối với công việc của mình.

Để áp dụng phương pháp Montessori tại nhà, cha mẹ có thể thực hiện các bước sau:

Chuẩn bị môi trường học tập: Tạo ra một không gian học tập an toàn, thoải mái và có sắp xếp hợp lý. Đảm bảo rằng các tài liệu học tập và đồ chơi giáo dục đều dễ tiếp cận và phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Chọn tài liệu giáo dục phù hợp cho trẻ: Sử dụng các tài liệu, sách, vở và đồ chơi giáo dục Montessori như bảng chữ cái, khối gỗ và các dụng cụ thực hành kỹ năng sống. Những tài liệu này giúp trẻ học hỏi thông qua việc tự mình trải nghiệm và khám phá.

Khuyến khích sự tự lập: Để trẻ tự làm các công việc cá nhân như mặc quần áo, dọn dẹp đồ chơi. Hướng dẫn cách giải quyết và hỗ trợ trẻ nhưng không làm thay trẻ.

Tôn trọng sự phát triển của trẻ: Mỗi trẻ em có tốc độ phát triển riêng. Cha mẹ cần tôn trọng và không ép buộc trẻ phải học theo một lịch trình cứng nhắc. Thay vào đó, hãy khuyến khích và hỗ trợ trẻ học hỏi theo cách của riêng mình.

Xem thêm: [Cập nhật] Top 6+ phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi từ sớm

Phương pháp Montessori
Phương pháp Montessori (Nguồn: Internet)

6. Đầu tư dinh dưỡng ngay từ bé

Dinh dưỡng là một yếu tố then chốt quyết định sự phát triển trí não và thể chất của trẻ. Nhất là những năm đầu đời, việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và đói các chất như protein, omega-3, vitamin và khoáng chất sẽ rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của con, đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối các nhóm thực phẩm. Dưới đây là một số gợi ý để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ:

Thực phẩm giàu protein: Bao gồm thịt, cá, trứng, đậu nành và các sản phẩm từ sữa. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp protein mà còn nhiều dưỡng chất khác như sắt, kẽm và vitamin B.

Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, cá thu, hạt chia, hạt lanh và quả óc chó đều là những nguồn cung cấp omega-3 dồi dào. Bổ sung các thực phẩm này vào bữa ăn hàng tuần của trẻ sẽ hỗ trợ tốt cho sự phát triển não bộ.

Rau xanh và trái cây: Đây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tự nhiên. Các loại rau xanh như cải bó xôi, cải xoăn và các loại trái cây như cam, táo, chuối không chỉ bổ sung dưỡng chất mà còn giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Sữa và các sản phẩm từ sữa: Phô mai, sữa tươi và sữa chua cung cấp vitamin D, canxi và protein. Cha mẹ nên đảm bảo rằng trẻ tiêu thụ đủ lượng sữa hàng ngày theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng.

Xem thêm: Thực đơn của học sinh tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl – ISSP

Đầu tư dinh dưỡng ngay từ bé
Đầu tư dinh dưỡng ngay từ bé (Nguồn: Internet)

7. Giải thích cho con những điều mà con thắc mắc

Trẻ em luôn là những nhà thám hiểm nhỏ, mang trong mình sự tò mò vô tận về thế giới xung quanh. Những câu hỏi như “Tại sao bầu trời lại xanh?”, “Mặt trăng được làm từ gì?” hay “Vì sao con cá biết bơi?” không chỉ là những câu hỏi ngẫu nhiên mà còn là biểu hiện cho tư duy phát triển và mong muốn hiểu biết. Việc giải thích và trả lời những thắc mắc này không chỉ giúp trẻ mở mang kiến thức mà còn khuyến khích khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ. Để cách dạy con thông minh này mang lại hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Kiên nhẫn lắng nghe: Hãy lắng nghe kỹ lưỡng câu hỏi của trẻ và đảm bảo rằng bạn hiểu rõ thắc mắc của chúng. Đôi khi, câu hỏi của trẻ có thể khá phức tạp hoặc mơ hồ, do đó cần kiên nhẫn để giúp trẻ diễn đạt rõ ràng hơn.

Giải thích đơn giản, dễ hiểu: Sử dụng từ phù hợp với độ tuổi và khả năng hiểu biết của con. Tránh sử dụng những thuật ngữ phức tạp mà trẻ chưa hiểu.

Sử dụng ví dụ và hình ảnh minh họa: Ví dụ và hình ảnh trực quan giúp trẻ dễ hình dung và hiểu rõ vấn đề hơn. Bạn có thể sử dụng đồ chơi, sách minh họa hoặc thậm chí là các video giáo dục để giải thích.

Khuyến khích sự tham gia: Đừng chỉ trả lời câu hỏi mà hãy khuyến khích trẻ tự tìm kiếm câu trả lời. Hỏi ngược lại trẻ về ý kiến của chúng và cùng thảo luận về những gì chúng nghĩ.

Không ngại nói “Không biết”: Đôi khi, cha mẹ cũng không có câu trả lời ngay lập tức. Đừng ngại thừa nhận điều này và cùng trẻ tìm hiểu thêm để tìm ra câu trả lời chính xác.

Giải thích cho con những điều mà con thắc mắc
Giải thích cho con những điều mà con thắc mắc (Nguồn: Internet)

8. Ngủ đủ giấc giúp phát triển trí não tốt nhất

Giấc ngủ rất quan trọng việc phát triển trí não và sức khỏe của trẻ. Một giấc ngủ đủ và chất lượng không chỉ giúp trẻ tập trung hơn mà còn cải thiện khả năng ghi nhớ và học hỏi, đồng thời hỗ trợ phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.

Để đảm bảo trẻ có một giấc ngủ đủ và chất lượng, cha mẹ cần thiết lập thói quen ngủ khoa học và tạo môi trường ngủ lý tưởng cho con.

Đảm bảo thời gian ngủ phù hợp: Mỗi độ tuổi có nhu cầu ngủ khác nhau. Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 14-17 giờ mỗi ngày, trẻ mới biết đi cần ngủ đủ 11-14 giờ và trẻ từ 6-13 tuổi cần 9-11 giờ ngủ. Cha mẹ nên theo dõi và đảm bảo trẻ được ngủ đủ giờ theo khuyến nghị này.

Thiết lập lịch trình ngủ cố định: Thiết lập một lịch trình ngủ cố định giúp cơ thể trẻ điều chỉnh nhịp sinh học và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Cha mẹ nên giúp con duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy cố định mỗi ngày, kể cả những ngày cuối tuần.

Tạo không gian ngủ thoải mái và yên tĩnh: Môi trường ngủ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Phòng ngủ nên được giữ yên tĩnh, thoáng mát và tối. Dùng rèm che, thiết bị tạo âm thanh trắng nếu cần để giúp trẻ có giấc ngủ sâu hơn và không bị gián đoạn.

Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính bảng và tivi có thể cản trở quá trình sản xuất hormone melatonin, làm trẻ khó ngủ. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.

Thực hiện các hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ: Thực hiện các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ có thể giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Tránh các hoạt động kích thích mạnh như chơi game hay xem phim hành động ngay trước khi đi ngủ.

Xem thêm: Cách phát triển trí thông minh không gian – thị giác cho trẻ – ISSP

ngủ đủ giấc giúp phát triển trí não tốt nhất
ngủ đủ giấc giúp phát triển trí não tốt nhất (Nguồn: Internet)

9. Nuôi dạy con bằng tình yêu thương

Trẻ cần cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm và ủng hộ từ cha mẹ. Nuôi dạy con bằng tình yêu thương giúp trẻ phát triển tự tin, cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Hãy dành thời gian chơi đùa, trò chuyện và lắng nghe con mỗi ngày, đồng thời thể hiện tình yêu thương qua những hành động nhỏ như ôm, hôn và khen ngợi. Đây là phương pháp cũng như cách dạy con thông minh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất khó. Tuy nhiên, lối sống tích cực từ cha mẹ sẽ là nền tảng vững chắc cho hành trình khôn lớn của con.

Nuôi dạy con bằng tình yêu thương
Nuôi dạy con bằng tình yêu thương (Nguồn: Internet)

10. Đừng quá cứng rắn và không nên bao bọc con quá mức

Một trong những cách dạy con thông minh chính là cha mẹ cần biết cân bằng giữa sự kỷ luật và việc tạo thoải mái, tự do. Cha mẹ không nên quá cứng rắn hay áp đặt mà nên lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của con. Đồng thời, tránh việc bao bọc con quá mức, hãy cho con cơ hội tự lập, tự giải quyết vấn đề và học hỏi từ những sai lầm. Việc này giúp trẻ phát triển kỹ năng sống, sự tự tin và khả năng tư duy độc lập.

Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc giúp giữ trẻ được an toàn | ISSP

11. Cha mẹ là tấm gương cho con noi theo

Trẻ em rất thích học hỏi và bắt chước những lời nói và hành động hành động của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ cần trở thành tấm gương tốt để con noi theo. Hãy thể hiện những giá trị tốt đẹp như  lòng kiên nhẫn, trách nhiệm, sự trung thực và tình yêu thương mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Khi cha mẹ làm gương, trẻ sẽ tự nhiên học theo và phát triển những phẩm chất tốt đẹp.

12. Học ngoại ngữ sớm

Việc cho trẻ học ngoại ngữ sớm không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ mà còn kích thích tư duy và sự sáng tạo. Nghiên cứu cho thấy, trẻ em học ngoại ngữ từ sớm có khả năng tư duy linh hoạt và nhạy bén hơn. Cha mẹ có thể tạo điều kiện cho con tiếp xúc với ngoại ngữ thông qua các bài hát, trò chơi, sách và các chương trình học tập phù hợp với lứa tuổi.

Học ngoại ngữ sớm
Học ngoại ngữ sớm (Nguồn: Internet)

13. Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra âm nhạc có tác dụng giúp phát triển trí nhớ, sự tập trung. Âm nhạc còn giúp giảm thiểu căng thẳng và tăng động lực học tập. Vì vậy, đối với phương pháp dạy con thông minh này, cha mẹ hãy cho con tiếp xúc với âm nhạc từ sớm và khuyến khích con học chơi một số nhạc cụ như trống, piano, sáo…

Tham khảo thêm: Cách phát triển trí thông minh âm nhạc cho trẻ 3 – 5 tuổi 

cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên

 Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên sẽ kích thích não bộ phát triển (Nguồn: Internet)

14. Cho trẻ đi nhiều nơi và quan sát nhiều hơn

Cách dạy con thông minh hơn thông qua những chuyến đi rất có ích cho sự phát triển tư duy và trí thông minh của trẻ. Khi được đi nhiều nơi, trẻ sẽ có cơ hội quan sát, học hỏi và khám phá nhiều điều mới. Cha mẹ hãy dành thời gian đưa con đi viện bảo tàng, sở thú và các địa điểm du lịch… Sau mỗi chuyến đi, cha mẹ hỏi lại con đã học được những gì, lắng nghe, chia sẻ cùng con và dạy con thêm về những kiến thức mới. Qua đó, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, kỹ năng quan sát cho trẻ cũng như học thêm được nhiều điều mới về thế giới xung quanh. Cha mẹ luôn mong rằng sẽ dạy dỗ con nên người, dạy con phải sống khôn ngoan, biết nghe lời người lớn,…

Tham khảo thêm: Phương pháp Reggio Emilia, giáo dục trẻ mầm non hiện đại

15. Rèn luyện cho trẻ thói quen đọc sách

Đọc sách là thói quen mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của con. Khi được rèn luyện thói quen này, con sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức, có tinh thần tự học và tư duy phát triển tốt hơn. Vì vậy trong các phương pháp dạy con thông minh, bố mẹ hãy rèn luyện cho con thói quen đọc sách từ nhỏ. Bản thân bố mẹ cũng nên là người thường xuyên đọc sách để con học theo và lan truyền cảm hứng đọc sách cho con.

rèn luyện thói quen đọc sách cho bé

Rèn luyện cho trẻ thói quen đọc sách – cách nuôi dạy con ngoan và thông minh từ nhỏ (Nguồn: Internet)

16. Hạn chế cho bé sử dụng điện thoại và máy tính bảng

Dạy con sử dụng các thiết bị điện tử đúng giờ giấc là cách dạy con thông minh và là một việc vô cùng quan trọng trong thời đại công nghệ như hiện nay. Khi sử dụng điện thoại, máy tính bảng quá nhiều, trẻ sẽ dần trở nên thụ động và mất đi thời gian để thực hiện các hoạt động tốt cho sự phát triển của não bộ như: vui chơi, giao lưu, đọc sách,… Chưa kể việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng quá nhiều còn gây hại cho mắt và khiến trẻ có tư duy lệch lạc khi tiếp thu các chương trình không phù hợp. Do đó, cha mẹ nên lưu ý cần phải giám sát chặt chẽ nội dung cũng như thời gian mà con sử dụng sử dụng điện thoại và máy tính bảng. 

17. Nuôi dưỡng, phát triển sự sáng tạo của trẻ

Tính sáng tạo không chỉ là thiên bẩm mà còn có thể được rèn luyện, phát triển qua quá trình nuôi dưỡng từ thời thơ ấu. Cụ thể, phương pháp dạy con thông minh sáng tạo gồm các hoạt động liên quan đến văn học, âm nhạc, nghệ thuật từ nhỏ. Bố mẹ có thể chuẩn bị các công cụ như giấy, màu vẽ, đất nặn… để con thỏa sức sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật theo cách riêng của mình.

Tham khảo thêm: Lòng trắc ẩn là gì? Phương pháp giáo dục trẻ về lòng trắc ẩn

18. Học hỏi cách dạy con thông minh của người Nhật

Từ xưa đến nay, cách dạy con của người Nhật luôn là phương pháp được nhiều quốc gia đánh giá cao về tính hiệu quả trong việc giáo dục con trở nên thông minh, tự lập và biết nghe lời. So với cách dạy con của người Việt, phương pháp của cha mẹ người Nhật có những đặc điểm khác biệt như sau: 

  • Bố mẹ người Nhật tập cho con ngủ riêng ngay từ khi mới sinh ra, tập ngồi ghế ăn vào thời điểm ăn dặm và tập chơi một mình. Đây là một cách rèn cho con tính kỷ luật bằng sự nhẹ nhàng của người làm bố mẹ.
  • Trẻ em Nhật được bố mẹ cho tự đi bộ đến trường, hoặc tự bắt xe buýt đi học và tự đi chợ. Việc này sẽ giúp trẻ hình thành tính độc lập, luôn có thể tự làm mọi thứ mà không phải phụ thuộc vào người khác.  
  • Ở Nhật đề cao văn hóa ứng xử, vì vậy ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã được bố mẹ dạy phải lễ phép với người lớn và lịch sự trong giao tiếp và cư xử với bạn bè. 
  • Một trong những điều mà những gia đình Việt cần noi theo đó chính là cách dạy con bộc lộ năng lực bản thân của người Nhật. Bố mẹ sẽ tạo điều kiện cho trẻ theo đuổi và học những môn năng khiếu mà bé cảm thấy hứng thú như những buổi sinh hoạt ngoại khóa, picnic hay cắm trại cùng bạn bè. 
  • Cha mẹ người Nhật sẽ luôn khen con mỗi khi con làm một điều tốt. Việc này sẽ giúp cho trẻ biết được bố mẹ đang hài lòng hay không hài lòng với những việc nào, từ đó biết được có nên lặp lại trong tương lai không. Cụ thể, cha mẹ có thể khen con bằng những câu như “Hôm nay con ăn ngoan lắm” hay “Con đã tự thay quần áo rất giỏi” thay vì khen một cách chung chung. 

Tham khảo thêm: 5 cách dạy con thông minh kiểu Mỹ giúp trẻ tự lập, tự tin 

Học hỏi cách dạy con của người Nhật

Bố mẹ Nhật sẽ khen trẻ mỗi khi trẻ làm được một việc tốt  (Nguồn: Internet)

Một số bí quyết nuôi dạy trẻ thông minh khác

Ngoài các phương pháp dạy con thông minh như vừa được chia sẻ, bố mẹ có thể áp dụng thêm các bí quyết sau:

  • Cho trẻ vui chơi: Các trò chơi lego, ghép khối gỗ, xếp hình, tô tranh… sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng, tư duy, tăng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo theo cách riêng của mình. Vì vậy, quý phụ huynh có thể dành thời gian dạy con chơi những trò chơi bổ ích này. 
  • Để con tự giải quyết vấn đề: Khi con gặp các vấn đề như ngã xe, bị bẩn áo, làm vỡ đồ đạc,… cha mẹ nên hãy để con tự học cách giải quyết. Điều này sẽ giúp con phải suy nghĩ tìm cách, từ đó phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, học hỏi và tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình.
  • Thường xuyên khuyến khích, động viên trẻ: Cha mẹ nên thường xuyên khuyến khích con với những câu nói như “con có thể làm được”, “bố mẹ tin con”… Sự khuyến khích sẽ giúp trẻ tự tin hơn, cố gắng tư duy và vượt qua giới hạn bản thân.

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế Cognita từ Anh Quốc với hơn 85 trường thành viên trên toàn thế giới, Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường mầm non, tiểu học, nhà trẻ quốc tế dành cho trẻ ở độ tuổi từ 18 tháng đến 11 tuổi tại khu vực Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. ISSP tự hào là trường mầm non và tiểu học quốc tế đầu tiên tại TP.HCM được chứng nhận bởi 2 tổ chức kiểm định uy tín quốc tế là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Trường hiện cũng đang là trường giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP). 

trường quốc tế sài gòn pearl - issp

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (Nguồn: ISSP)

Nếu phụ huynh vẫn còn đang phân vân có nên cho con mình theo học tại ISSP – trường quốc tế ở TP.HCM uy tín và chất lượng hay không, hãy đến trải nghiệm và tham quan trường để có những cảm nhận thực tế trước khi đưa ra quyết định.  Quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP qua 2 cách ở dưới đây:

  • Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
  • Email: admissions@issp.edu.vn.

Bài viết trên đây đã chia sẻ những phương pháp dạy con thông minh. Mong rằng những thông tin tham khảo này sẽ giúp ích rất nhiều cho quý phụ huynh trong việc nuôi dưỡng trẻ trở thành người tài trí, thông minh.

>> Xem thêm: