Fraud Blocker TOP 12+ kỹ năng ứng xử cho trẻ tiểu học: Bố mẹ nên dạy bé
Zalo OA icon
image
June 10, 2023

TOP 12+ kỹ năng ứng xử cho trẻ cha mẹ nên dạy bé từ khi còn nhỏ 

Dạy kỹ năng ứng xử cho trẻ đúng cách là điều vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Bởi kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học là yếu tố cần thiết ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sự thành công sau này của trẻ. Bài viết sau đây của Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) sẽ chia sẻ những kỹ năng ứng xử cần dạy trẻ từ khi còn nhỏ để con trở thành người nhanh nhạy, khéo léo, được lòng mọi người.

Đặt lịch tham quan Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) ngay hôm nay để trải nghiệm các phương pháp dạy kỹ năng ứng xử cho trẻ tại trường:

Tìm hiểu thêm về Chương trình Mầm Non tại Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl

Cha mẹ nên dạy những kỹ năng ứng xử cho trẻ từ khi mấy tuổi?

Kể từ khi được sinh ra, bé đã có những cách thức giao tiếp của riêng mình như: khóc, cử động tay chân, ánh mắt, nét mặt,… Những cấp độ giao tiếp sẽ phát triển dần theo từng độ tuổi và khi lên 3, trẻ bắt đầu biết sử dụng ngôn ngữ, thể hiện thái độ, cảm xúc,… Đây cũng là lúc bố mẹ nên bắt đầu dạy những kỹ năng ứng xử cho trẻ để hình thành thói quen vận dụng ngôn ngữ. Trẻ cũng sẽ biết cách thể hiện cảm xúc, cá tính bản thân một cách lịch sự, nhã nhặn và biết cách kết nối với những người xung quanh.

Xem thêm:

Những kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học – kỹ năng ứng xử bố mẹ nên dạy bé từ khi còn nhỏ

Dạy trẻ “Hãy tự tin”

Những đứa trẻ được sống trong môi trường hạnh phúc, được dạy dỗ tốt và được động viên, khen ngợi một cách phù hợp trở thành những người tự tin, lạc quan hơn sau này. Đó là lý do mà nhiều ba mẹ nên lồng ghép việc dạy trẻ “hãy tự tin” vào kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học. Dưới đây là một số cách để ba mẹ giúp con trở nên tự tin và lạc quan hơn trong cuộc sống:

Khuyến khích và đánh giá tích cực

Hãy khích lệ và ghi nhận thành tích của trẻ khi họ làm điều gì đó tốt. Tập trung vào những điểm mạnh của trẻ và đưa ra phản hồi tích cực. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn về khả năng của mình.

Xây dựng mục tiêu nhỏ

Hãy giúp trẻ đặt ra những mục tiêu nhỏ và khuyến khích họ đạt được chúng. Khi trẻ hoàn thành một mục tiêu, hãy khen ngợi và tạo một mục tiêu mới để duy trì động lực và tăng cường sự tự tin.

Khuyến khích tham gia vào hoạt động ngoại khóa

Hãy đăng ký trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như môn thể thao, nghệ thuật, nhóm nhạc hoặc câu lạc bộ. Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng mà còn tạo cơ hội để gặp gỡ bạn bè mới và tăng cường sự tự tin xã hội.

Xem thêm: Kỹ năng thích nghi là gì? Dạy trẻ khả năng thích ứng với môi trường mới

Khuyến khích khám phá và học hỏi

Giúp trẻ khám phá những sở thích và đam mê của mình. Hỗ trợ trẻ trong việc tìm hiểu về những lĩnh vực mà họ quan tâm và giúp họ phát triển kỹ năng cần thiết để thành công. Khi trẻ có kiến thức và kỹ năng, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đối mặt với những thử thách mới.

Đối xử công bằng và tôn trọng

Đối xử công bằng và tôn trọng trẻ là yếu tố quan trọng để giúp trẻ phát triển sự tự tin. Đảm bảo rằng trẻ được coi trọng, được lắng nghe và được đối xử công bằng sẽ giúp họ cảm nhận giá trị bản thân và phát triển sự tự tin.

Xem thêm: Dạy trẻ về bạo lực học đường ở Trường Quốc Tế Saigon Pearl

Biết cảm ơn và xin lỗi

Biết cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp là bài học cơ bản về kỹ năng ứng xử cho trẻ. Cha mẹ cần nhắc nhở, dạy cho con thói quen nói lời cảm ơn khi nhận được quà và sự giúp đỡ từ người khác. Trẻ cũng cần được hiểu rõ lời cảm ơn thể hiện sự lịch sự, yêu quý và trân trọng đối với người đã giúp đỡ, tặng quà.

Tương tự, lời xin lỗi cũng có giá trị quan trọng không kém để thể hiện sự chân thành khi bản thân mắc lỗi, gây ảnh hưởng đến người khác. Thói quen và việc hiểu rõ được giá trị của lời cảm ơn, xin lỗi sẽ góp phần giúp trẻ trở thành người có nhân cách tốt, văn minh.

Xem thêm: Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non đơn giản, hiệu quả

Cha mẹ dạy con kỹ năng giao tiếp ứng xử biết cám ơn và xin lỗi (Nguồn: Internet)

Biết chào hỏi, hỏi thăm, quan tâm đến mọi người

Cha mẹ cần dạy con biết cách chào hỏi lễ phép, thể hiện thái độ niềm nở khi gặp người khác, nhất là người lớn tuổi. Trẻ cũng cần được biết thói quen chào hỏi thể hiện thái độ lịch sự cần có trong những buổi gặp gỡ, chuyện trò. Đồng thời, cha mẹ cũng nên dạy bé cách hỏi thăm, quan tâm chân thành đến mọi người. Điều này không chỉ đơn thuần là dạy kỹ năng ứng xử cho trẻ mà còn giúp con phát triển chỉ số cảm xúc (EQ) tốt hơn.

Xem thêm: 10+ Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học phát triển toàn diện

Cha mẹ dạy kỹ năng ứng xử cho trẻ biết chào hỏi, hỏi thăm, quan tâm đến mọi người

(Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Biết giao tiếp bằng mắt

Cốt lõi của giao tiếp là sự chân thành, tôn trọng và điều này được thể hiện rõ nét nhất qua ánh mắt. Do đó, bố mẹ nên dạy con nhìn thẳng vào mắt người khác khi đang nói chuyện để truyền đạt cảm nghĩ, thể hiện sự tự tin, phép lịch sự tối thiểu và giúp cả hai cởi mở hơn. Bố mẹ cũng phải là người thực hiện kỹ năng ứng xử này đối với trẻ để con dần hình thành thói quen từ khi còn nhỏ.

Xem thêm: TOP 7 hoạt động giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Cha mẹ dạy kỹ năng ứng xử cho trẻ biết giao tiếp bằng mắt khi trò chuyện (Nguồn: Internet)

Biết dùng câu hoàn chỉnh khi trả lời

Khả năng ngôn ngữ còn hạn chế nên trẻ rất dễ nói chuyện trống không. Vì vậy bố mẹ cần uốn nắn con từ nhỏ, dạy con biết cách trả lời một câu hoàn chỉnh có chủ, vị để thể hiện phép lịch sự và tôn trọng. Quan trọng hơn hết, bố mẹ cũng phải là người thực hành để con làm quen và noi theo.

Xem thêm: Phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ từ sớm giúp trẻ thông minh, sáng tạo

Biết dạ thưa và lịch sự khi giao tiếp với người lớn tuổi

Biết sử dụng kính ngữ dạ thưa với người lớn là kỹ năng ứng xử cho trẻ nên được dạy từ khi còn nhỏ. Trẻ cần biết đó là cách xưng hô đúng mực giúp thể hiện con là một đứa trẻ ngoan, lễ phép. Tuy nhiên, bố mẹ cần hết sức kiên nhẫn và luôn nhắc nhở con phải biết tôn trọng, nói chuyện lịch sự dạ thưa với người lớn từ ông bà, bố mẹ, thầy cô đến cô lao công, chú bảo vệ,… Một số trẻ có thói quen gật, lắc đầu hoặc trả lời trống không thì bố mẹ cũng phải luôn nhắc nhở để trẻ bỏ những hành động này. Quan trọng hơn hết, chính bố mẹ cũng phải là người thị phạm, làm gương, nói chuyện lịch sự, hòa nhã với mọi người để bé noi theo.

Xem thêm: 10 Bí quyết giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nói chuyện trước đám đông tự tin

Biết tôn trọng ý kiến và cảm xúc của mọi người xung quanh

Từ khi còn nhỏ, bố mẹ nên dạy trẻ biết cách lắng nghe tích cực, tôn trọng cảm xúc, quan điểm của người khác. Trẻ có thể sẽ có ý kiến, quan điểm riêng nhưng chỉ nên góp ý, không được chỉ trích, chê bai hay cắt ngang lời người khác. Đây là kỹ năng ứng xử cho trẻ nên được dạy từ nhỏ để con có thói quen giao tiếp văn minh, nhân văn mãi sau này.

Xem thêm: Các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non cha mẹ nên dạy trẻ từ sớm

Kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học giúp trẻ biết tôn trọng ý kiến của mọi người xung quanh

(Nguồn: Internet)

Biết giữ trật tự nơi công cộng

Cha mẹ nên dạy trẻ biết cách giao tiếp ứng xử, giữ trật tự, không nói to hay nhõng nhẽo ở nơi công cộng như trường học, công ty hay những nơi đông người. Bố mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu việc nói to hoặc làm ồn sẽ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh, đồng thời việc biết giữ trật tự nơi công cộng thể hiện trẻ là một người thông minh, khéo léo và lịch sự.

Xem thêm: Reggio Emilia là gì? Giới thiệu phương pháp giáo dục Reggio Emilia

Dạy trẻ kỹ năng làm việc nhóm

Dạy trẻ kỹ năng làm việc nhóm cũng đòi hỏi việc tạo ra một môi trường học tập hỗ trợ, trong đó trẻ cảm thấy tự tin để thể hiện ý kiến của mình và chấp nhận ý kiến của người khác. Giáo viên và phụ huynh có thể cung cấp các hoạt động nhóm phù hợp, tạo cơ hội cho trẻ thực hành kỹ năng như phân chia công việc, lắng nghe ý kiến đa dạng và thể hiện ý kiến cá nhân một cách tôn trọng.

Dạy trẻ cách giao tiếp, nói chuyện với người lạ

Dạy trẻ cách giao tiếp với người lạ là một kỹ năng quan trọng để giúp trẻ tự tin và an toàn trong các tình huống giao tiếp xã hội. Dạy trẻ cách chào hỏi người lạ một cách lịch sự và tôn trọng. Trẻ nên sử dụng từ ngữ lịch sự như “xin chào”, “xin lỗi” và biết cách nói “cảm ơn” khi nhận được sự giúp đỡ. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên dạy trẻ cách nói “Không, cảm ơn” và tránh tiếp xúc với người lạ trong những tình huống không an toàn. Giải thích rõ rằng trẻ có quyền từ chối và nếu gặp tình huống nguy hiểm, họ nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn tin cậy.

Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy như thế nào?

Dạy trẻ sử dụng từ ngữ lịch sự, không nói trống không

Quý phụ huynh nên hướng dẫn trẻ sử dụng từ ngữ lịch sự khi nói chuyện với người khác. Ví dụ, nói “vui lòng” khi yêu cầu điều gì đó, hay sử dụng các từ như “Làm ơn” hoặc “Xin mời” khi đề nghị một việc gì đó. Dạy trẻ cách trả lời một cách lịch sự và trang nhã khi được hỏi. Họ nên sử dụng các từ ngữ như “Vâng” hoặc “Có” để đồng ý và “Không” để phản đối. Đồng thời, khuyến khích trẻ thể hiện quan tâm và lắng nghe bằng cách sử dụng các câu như “Xin vui lòng nói lại” hoặc “Xin lắng nghe”.

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường mầm non và tiểu học quốc tế tại Bình Thạnh dành cho trẻ từ 18 tháng tuổi đến 11 tuổi. Trường ISSP là trường mầm non và tiểu học đầu tiên tại TP.HCM nhận được sự công nhận toàn diện của cả Hội đồng các trường quốc tế (CIS) và Hiệp hội các trường phổ thông và đại học New England (NEASC) – 2 tổ chức giáo dục uy tín quốc tế trên thế giới . Năm 2023, ISSP đã trở thành trường giảng dạy chương trình IP PYP (chương trình Tú tài Quốc tế Tiểu học) được công nhận toàn cầu.

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (Nguồn: ISSP)

Để tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động của ISSP, trường quốc tế ở TP. HCM chất lượng và uy tín, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP theo 2 cách sau:

Trên đây là những kỹ năng ứng xử cho trẻ mà bố mẹ nên bắt đầu dạy cho con từ khi lên 3 tuổi. Để thực hiện thành công và giúp con trở thành người giao tiếp khéo léo, văn minh, bố mẹ cần kiên nhẫn giảng giải, thường xuyên nhắc nhở để con hiểu và làm theo. Đồng thời, chính bố mẹ cũng phải là tấm gương để con học hỏi và dần hình thành thói quen ứng xử lịch sự, chân thành và tôn trọng.

Xem thêm: kỹ năng sống cho trẻ, các trò chơi cho trẻ mầm non, phương pháp giáo dục sớm, mầm non montessori, lợi ích của việc học online, kỹ năng sống cho trẻ mầm non 5 tuổi, dạy trẻ kỹ năng sống

Lớp Học Thử Mầm Non: Cộng Đồng Quanh Con
Lớp học thử này sẽ khuyến khích con nhận biết cảm xúc của mình và hiểu cách cảm xúc tác động đến các mối quan hệ của con ra sao, đặt nền tảng cho trí tuệ cảm xúc và các kỹ năng xã hội của con về sau. 9:00 AM ngày 03/10/2024