Contents
- 31 trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non (3-5 tuổi) phát triển IQ
- Trò chơi xếp hình – trò chơi trí tuệ cho bé rèn luyện tư duy logic
- Bắt Con Gà
- Vẽ tranh trên giấy – trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy sáng tạo
- Tìm lối đi trong mê cung – trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non từ 4-5 tuổi
- Trò chơi đếm số – trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mầm non từ 3 tuổi
- Trò chơi tìm điểm khác nhau – trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi
- Trò chơi đóng kịch – trò chơi trí tuệ cho bé phát triển khả năng ngôn ngữ
- Trò chơi Phân Loại – trò chơi trí tuệ cho bé rèn luyện khả năng tập trung
- Trò chơi chuyền bóng – trò chơi tập thể cho trẻ 3-5 tuổi
- Trò chơi đoán đồ vật – trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non
- Chơi Đu Quay – trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi
- Trốn tìm – trò chơi tập thể cho trẻ từ 3 tuổi
- Ghép Cặp – trò chơi trí tuệ cho bé mầm non 3-5 tuổi
- Trò Chơi Định Hình – trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non từ 5-6 tuổi
- Trò Chơi Xếp Domino – trò chơi trí tuệ cho bé 3-5 tuổi
- Trò chơi Xếp Gạch – trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy không gian
- Trò chơi Sắp Xếp Theo Thứ Tự
- Trò chơi vận động dân gian – Bắt Cướp
- Trò chơi Ô ăn Quan – trò chơi dân gian trí tuệ cho trẻ mầm non
- Trò chơi Đố Vui Câu Đố
- Trò chơi Tìm Hình – trò chơi trí tuệ cho bé mầm non thông thái
- Trò chơi vận động – Đua xe đạp giúp trẻ lớn khôn
- Trò chơi vận động – Kéo co
- Trò chơi vận động – Bắn Bi giúp trẻ phát triển tay, mắt
- Trò chơi vận động – Đá Bóng
- Trò chơi vận động – Vượt chướng ngại vật
- Trò chơi vận động – Nhảy dây
- Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)
Trò chơi trí tuệ, vận động tập thể cho trẻ mầm non từ 3 tuổi không những phát triển trí tuệ cho bé mà còn giúp bé phát triển cả về thể chất lẫn các hành vi ứng xử của trẻ. Vậy những trò chơi trí tuệ, vận động cho trẻ mầm non (từ 3-5 tuổi) nào đang được nhiều phụ huynh quan tâm và lựa chọn cho con? Mời quý phụ huynh hãy cùng Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) tìm hiểu các trò chơi trí tuệ cho bé mầm non qua bài viết sau đây.
Tham khảo ngay: Chương Trình Mầm Non tại Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl
31 trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non (3-5 tuổi) phát triển IQ
Trò chơi xếp hình – trò chơi trí tuệ cho bé rèn luyện tư duy logic
Trong tất cả các trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non thì xếp hình được xem là trò chơi giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy logic, quan sát, tưởng tượng và ghi nhớ hiệu quả thông qua các mảnh ghép, hình khối với kích cỡ khác nhau.
Với loại trò chơi hình khối, bố mẹ chỉ cần bày những khối hình thù khác nhau như hình tam giác, hình vuông, hình tròn… theo tứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. Sau đó, hướng dẫn trẻ cách phân biệt cái nào có kích cỡ lớn hơn và giải thích lý do vì sao rồi đặt câu hỏi xem trẻ có thể hiểu được hay chưa.
>> Xem thêm:
- Học thông qua chơi: Cách tiếp cận giáo dục sáng tạo cho trẻ mầm non
- Làm thế nào để rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ? – ISSP
- 99 câu đố vui cho trẻ mầm non phát triển IQ mỗi ngày
Xếp hình – trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy và trí tưởng tượng phong phú. (Nguồn: ISSP)
Với loại trò chơi xếp hình ghép tranh, cha mẹ cho trẻ quan sát và ghi nhớ ảnh mẫu, sau đó xáo trộn các mảnh ghép lên và để trẻ tiến hành sắp xếp lại thứ tự các mảnh ghép cho đúng với hình mẫu ban đầu. Cha mẹ có thể hướng dẫn và giải thích cho trẻ về những mảnh ghép đặt sai vị trí và hướng dẫn trẻ cách lựa chọn mảnh ghép đúng dựa trên các yếu tố màu sắc, chi tiết của sự vật trong tranh, ảnh mẫu.
>> Xem thêm:
- Phương pháp STEAM là gì? Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non
- Phương pháp giúp trẻ vừa học vừa chơi hiệu quả
Trò chơi ghép hình giúp tăng khả năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ (Nguồn: Internet)
Bắt Con Gà
Trẻ sẽ được tham gia vào cuộc thi bắt gà, thường là gà hoặc thú nhồi bông. Cho trẻ một con gà giấy hoặc con gà nhồi bông. Bố mẹ hướng dẫn trẻ tung con gà lên không và cố gắng bắt lại nó bằng tay. Trẻ có thể thử nhiều lần để nâng cao kỹ năng và phản xạ.
>> Xem thêm: TOP 11 Cách Dạy Con Không Đòn Roi Hiệu Quả Nhất – ISSP
Vẽ tranh trên giấy – trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy sáng tạo
Vẽ tranh trên giấy là một trong những trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non từ 2 tuổi mà bố mẹ nên thường xuyên khuyến khích trẻ tham gia. Trẻ thường rất thích vẽ những gì quan sát được như cảnh vật, bố mẹ, ông bà, con vật bé yêu thích,… Dù là những nét vẽ nguệch ngoạc nhưng trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo và cảm nhận về thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, đối với các bé còn nhỏ và lần đầu làm quen với trò vẽ tranh trên giấy thì bố mẹ chỉ nên cho trẻ làm quen 2-3 màu cơ bản sau đó hãy tăng dần lên. Một số màu mà phụ huynh có thể chọn cho bé như đen, trắng, đỏ, xanh lá, xanh dương, cam, hồng, nâu, tím, vàng…
> Xem thêm:
- Chương Trình Giáo Dục Quốc Tế Cho Trẻ Mầm Non Tại Saigon Pearl
- TOP 10 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả
- Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non qua các hoạt động nghệ thuật
Trò chơi vẽ tranh trên giấy giúp trẻ tăng khả năng sáng tạo, tư duy (Nguồn: Internet)
Tìm lối đi trong mê cung – trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non từ 4-5 tuổi
Tìm lối đi trong mê cung là một trong những trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non phổ biến. Bên cạnh việc giúp bé phát triển trí tuệ thì trò chơi này còn giúp bé rèn luyện kỹ năng phân tích, tính kiên nhẫn và khả năng quan sát.
Phụ huynh có thể in ra giấy hoặc mua bộ trò chơi này tại các cửa hàng tạp hóa. Bố mẹ cũng có thể chơi cùng bé để tăng sự thích thú. Ngoài ra, bố mẹ nên chuẩn bị trước cho bé một chiếc bút màu, cục tẩy để xóa đường đi. Cuối cùng, tùy thuộc vào từng loại mê cung bố mẹ có thể đặt câu hỏi để bé hiểu được yêu cầu của trò chơi trí tuệ này. Đặc biệt, để tăng sự hứng khởi khi chơi, bố mẹ có thể chuẩn bị một món quà để thưởng cho trẻ khi trẻ giải đúng các loại mê cung khó.
>> Xem thêm: Trí thông minh nội tâm là gì? Phát triển trí thông minh nội tâm cho trẻ như thế nào?
Tìm lối đi trong mê cung giúp tăng khả năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ (Nguồn: ISSP)
Trò chơi đếm số – trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mầm non từ 3 tuổi
Trò chơi đếm số được bắt đầu bằng việc cho trẻ tập đếm các vật dụng đơn giản trước như là đếm bao nhiêu ngón tay, đồ chơi, bông hoa, viên kẹo,… Sau đó, dạy trẻ cách đếm theo thứ tự tăng dần và tăng nhanh thời gian hơn để kích thích não bộ cho trẻ.
Đây được xem là trò chơi trí tuệ giúp bé nhận biết được số lượng đồ vật xung quanh mình. Ngoài ra, đếm số sẽ giúp bé kích thích trí thông minh và khả năng ghi nhớ. Bố mẹ có thể đưa ra các câu hỏi để kiểm tra trí nhớ để kích thích não bộ của bé phát triển tốt hơn.
>> Xem thêm: 5 phương pháp phát triển não phải trẻ em hiệu quả giúp trẻ thông minh từ sớm
Trò chơi đếm số giúp tăng khả năng tính toán và ghi nhớ cho trẻ (Nguồn: Internet)
Trò chơi tìm điểm khác nhau – trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi
Bố mẹ hãy chuẩn bị hai bức tranh có những điểm khác nhau bằng cách tìm mua tại các nhà sách hoặc tìm kiếm trên Internet, tải xuống và in ra. Sau đó, đặt chúng cạnh nhau và yêu cầu trẻ tìm điểm khác nhau trong hai bức tranh đó.
Đối với trẻ mầm non, bố mẹ chỉ nên chọn những bức ảnh đơn giản, ít họa tiết, có khoảng 5-6 điểm khác nhau và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Dựa vào trò chơi này, trẻ sẽ rèn luyện khả năng quan sát, phân tích, tính kiên nhẫn và sự tập trung.
>> Xem thêm: Làm thế nào để rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ?
Trò chơi đóng kịch – trò chơi trí tuệ cho bé phát triển khả năng ngôn ngữ
Đầu tiên bố mẹ cần chuẩn bị các bạn búp bê, thú bông hoặc những con rối để cùng bé đóng kịch. Mỗi người tham gia sẽ đóng một nhân vật trong một câu chuyện, sau đó thay phiên nhau để cùng đối thoại qua lại. Khi bố mẹ tham gia thì hãy diễn tả bằng âm điệu hấp dẫn, thay đổi tone thường xuyên để tăng độ thu hút cho trẻ.
Trò chơi này giúp trẻ mầm non từ 3-4 tuổi phát triển khả năng ngôn ngữ và trí tưởng tượng phong phú. Bên cạnh đó, thông qua những câu chuyện bố mẹ muốn truyền đạt cho trẻ sẽ giúp bé học thêm được nhiều điều hay trong cuộc sống.
>> Xem thêm: Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non đơn giản, hiệu quả
Trò chơi đóng kịch giúp tăng khả năng giao tiếp cho trẻ (Nguồn: Internet)
Trò chơi Phân Loại – trò chơi trí tuệ cho bé rèn luyện khả năng tập trung
Để có thể chơi trò chơi phân loại ngay tại nhà, bố mẹ có thể tìm những đôi vớ khác màu hoặc có những họa tiết khác nhau của bé. Sau đó, trộn lẫn những đôi vớ này lại với nhau và đưa ra yêu cầu bé tìm những đôi vớ cùng loại và để qua một bên. Ngoài những đôi vớ thì bố mẹ cũng có thể cho trẻ phân loại quần áo, thú bông, dày dép,… của bản thân.
Khi tham gia trò chơi phân loại, bé sẽ nâng cao được khả năng quan sát, rèn luyện tính tập trung và tính kiên nhẫn. Ngoài ra, bé còn có thể nhận biết và phân biệt được các loại đồ vật trong gia đình.
>> Xem thêm: Trẻ mầm non 4 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy trẻ 4 tuổi – ISSP
Trò chơi chuyền bóng – trò chơi tập thể cho trẻ 3-5 tuổi
Chuyền bóng là trò chơi đơn giản nhưng cũng đủ vui nhộn, phù hợp cho trẻ từ 3 tuổi. Khi tham gia chuyền bóng, trẻ không chỉ được rèn luyện thể lực mà còn trau dồi kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần đồng đội khi cần phải biết cách phối hợp với các bạn trong đội để chuyền bóng về đích trong thời gian nhanh nhất.
Giáo viên có thể chia lớp thành 3 đến 4 đội chơi. Sau đó, mỗi đội sẽ xếp hàng và chuyền bóng từ bạn đầu hàng để bỏ vào rổ đến cuối hàng trong vòng 30 giây đến 1 phút. Hết giờ, độ nào có số bóng ở cuối hàng nhiều nhất sẽ thắng.
>> Xem thêm: Phương pháp học tập tích cực hiệu quả dành cho trẻ – ISSP
Trò chơi đoán đồ vật – trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non
Đây là một trong những trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Đầu tiên, bố mẹ nên chuẩn bị thật nhiều đồ vật có hình dạng khác nhau sau đó bỏ vào một cái hộp kín. Bố mẹ sẽ miêu tả hình dáng, màu sắc và công dụng của đồ vật và đố trẻ biết đó là đồ vật gì. Nếu bé đoán đúng thì ba mẹ có thể khuyến khích bằng một phần quà nho nhỏ. Nhưng nếu bé chưa đoán được thì bố mẹ hãy cho trẻ thêm một vài gợi ý khác nhé.
>> Xem thêm: Phương pháp học tập theo kiểu truy vấn tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)
Chơi Đu Quay – trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi
Đầu tiên, trẻ nắm vợt chắc chắn, đặt quả bóng trên vợt. Khi đu quay quay, trẻ sẽ cố gắng đập bóng lên không và nắm bóng bằng vợt. Đây là một trong các trò chơi cho trẻ mầm non, các em sẽ được rèn luyện sự cân bằng, phản xạ và tăng khả năng tập trung.
Trốn tìm – trò chơi tập thể cho trẻ từ 3 tuổi
Trò chơi này sẽ bắt đầu khi “người tìm” đếm đến một số xác định trước khi bắt đầu tìm kiếm các em khác. Các em khác cố gắng tìm nơi trốn và tránh bị người tìm phát hiện. Trò chơi kết thúc khi tất cả các em đã được tìm thấy hoặc khi người tìm không thể tìm thấy ai nữa. Qua trò chơi phát triển tư duy này, trẻ sẽ được phát triển khả năng tìm kiếm, phân biệt và tăng cường sự di chuyển linh hoạt.
>> Xem thêm:
- Lợi ích và các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
- 11+ Môn thể thao tăng chiều cao nhanh nhất cho trẻ nên chơi
Ghép Cặp – trò chơi trí tuệ cho bé mầm non 3-5 tuổi
Ở trò chơi này, bố mẹ có thể yêu cầu các con tìm và ghép cặp các hình ảnh hoặc thẻ có liên quan với nhau. Đầu tiên, bố mẹ cần chuẩn bị một tập hợp các hình ảnh hoặc thẻ có liên quan và xáo trộn chúng. Sau đó, tiếp tục hướng dẫn trẻ tìm và ghép cặp các hình ảnh hoặc thẻ có mối liên quan với nhau. Trò chơi cho trẻ mầm non này giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết và phân loại, rèn luyện khả năng tập trung và khả năng kết hợp thông tin.
>> Xem thêm: Dạy trẻ về bạo lực học đường ở Trường Quốc Tế Saigon Pearl
Trò Chơi Định Hình – trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non từ 5-6 tuổi
Bố mẹ cần chuẩn bị một bảng hoặc hình vẽ với các hình dạng đã được vẽ sẵn. Sau đó, hướng dẫn trẻ đặt các hình dạng vào vị trí tương ứng trên bảng hoặc hình vẽ. Trò chơi này không chỉ giúp cho bố mẹ và các con được gần gũi, mà trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mầm non này còn giúp phát triển khả năng nhận biết hình dạng, rèn luyện khả năng tập trung và khả năng tư duy không gian.
>> Xem thêm: Phương pháp phát triển khả năng tư duy hiệu quả cho trẻ, nên bắt đầu từ đâu?
Trò Chơi Xếp Domino – trò chơi trí tuệ cho bé 3-5 tuổi
Trò chơi xếp domino là một hoạt động thú vị giúp trẻ mầm non phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo. Trẻ sẽ được tham gia xếp các viên domino và tạo ra một chuỗi liên tiếp, sau đó đánh đổ viên domino đầu tiên và xem chuỗi domino đổ lần lượt. Trẻ cần suy nghĩ về vị trí và hướng đặt các viên domino để tạo ra một chuỗi liên tiếp. Trò chơi yêu cầu sự tập trung cao để xếp các viên domino một cách chính xác và đánh đổ viên domino đầu tiên. Trẻ cần kiên nhẫn xếp từng viên domino và chờ đến lúc phù hợp để đánh đổ. Do đó, qua trò chơi này, trẻ mầm non sẽ được phát triển kỹ năng tư duy không gian, tăng cường sự tập trung và rèn luyện khả năng kiên nhẫn.
Xem thêm: Cách phát triển trí thông minh không gian – thị giác cho trẻ
Trò chơi Domino – một trong các trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non. (Nguồn: Internet)
Trò chơi Xếp Gạch – trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy không gian
Trò chơi này yêu cầu trẻ xếp các viên gạch một cách cẩn thận để tạo thành các cấu trúc hoặc hình dạng được yêu cầu. Bố mẹ cần cung cấp cho trẻ các viên gạch có hình dạng khác nhau và hướng dẫn trẻ xếp chúng một cách cẩn thận để tạo thành các cấu trúc hoặc hình dạng cụ thể. Trò chơi này giúp trẻ phát triển khả năng tư duy không gian, cải thiện khả năng tập trung và rèn luyện kỹ năng xếp gạch.
>> Xem thêm: 10 Cách phát triển IQ cho trẻ em tốt nhất
Trò chơi Sắp Xếp Theo Thứ Tự
Bằng cách cung cấp cho trẻ các đối tượng hoặc số và hướng dẫn trẻ sắp xếp chúng theo một thứ tự cụ thể, ví dụ: từ nhỏ đến lớn, từ trái sang phải, từ cao đến thấp, vv. Bố mẹ đã có thể giúp trẻ phát triển khả năng tư duy logic, cải thiện khả năng sắp xếp và rèn luyện kỹ năng tập trung.
>> Xem thêm: Top sách toán tư duy cho trẻ mầm non 3-4-5 tuổi
Trò chơi Sắp Xếp theo thứ tự kích thích não bộ của trẻ phát triển. (Nguồn: Internet)
Trò chơi vận động dân gian – Bắt Cướp
Bắt cướp là một trò chơi vận động, đồng thời là trò chơi trí tuệ cho bé phát triển kỹ năng xử lý tình huống, tư duy chiến thuật, phối hợp nhóm và rèn luyện sự linh hoạt trong việc thay đổi vai trò. Bố mẹ và các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau tham gia để trò chơi được hấp dẫn, thú vị hơn. Trong đó, có một người được chọn làm “cướp” và những người khác là “cảnh sát”. Nhiệm vụ của cướp là trốn thoát khỏi các cảnh sát và tiếp tục giữ vị trí bí mật. Nhiệm vụ của cảnh sát là tìm và bắt cướp trước khi họ trốn thoát.
>> Xem thêm: Nên cho con học trường quốc tế hay song ngữ? – ISSP
Trò chơi Ô ăn Quan – trò chơi dân gian trí tuệ cho trẻ mầm non
Trò chơi Ô Ăn Quan là trò chơi trí tuệ cho bé phát triển kỹ năng tư duy chiến thuật, tính toán, kiểm soát không gian và rèn luyện sự tập trung. Nó cũng khuyến khích sự cạnh tranh, trí tuệ và sự nhạy bén trong việc đọc tình huống. Đối với các bé mầm non, bố mẹ có thể gợi ý và hướng dẫn các con cách chơi. Sau đó, giả vờ đi sai nước cờ, từ đó, sẽ kích thích não bộ của trẻ phát triển, phát hiện và chớp ngay thời cơ chiến thắng trò chơi.
>> Xem thêm: 8 loại hình trí thông minh của trẻ cha mẹ nên biết giúp bé phát triển toàn diện
Trò chơi Đố Vui Câu Đố
Trẻ sẽ được đặt trước các câu đố đơn giản và phải tìm ra câu trả lời chính xác. Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy logic, tăng cường khả năng suy luận và giúp phát triển khả năng giải quyết vấn đề.
Trò chơi Đố vui câu đố – rèn luyện tư duy logic (Nguồn: Internet)
Trò chơi Tìm Hình – trò chơi trí tuệ cho bé mầm non thông thái
Trẻ sẽ được cho một hình ảnh hoặc một bức tranh và phải tìm và đánh dấu các hình vẽ hoặc đối tượng cụ thể. Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát, tìm kiếm và nhận biết hình ảnh.
Trò chơi vận động – Đua xe đạp giúp trẻ lớn khôn
Trò chơi vận động đua xe đạp là một trong những môn thể thao được nhiều phụ huynh và các em học sinh yêu thích và áp dụng. Bố mẹ hoặc thầy cô có thể sắp xếp một số xe đạp trẻ em và tạo ra một đường đua nhỏ để các em có thể đua với nhau. Ngoài ra, người lớn còn cần chuẩn bị đeo bảo hộ cho trẻ bao gồm mũ bảo hiểm và cổ áo định hình, đảm bảo rằng các xe đạp cho trẻ mầm non được kiểm tra an toàn và điều chỉnh phù hợp.
Cách chơi: chia trẻ thành nhiều đội nhóm khác nhau, có thể chơi cá nhân hoặc tiếp sức. Bố mẹ giới thiệu quy tắc và cho trẻ chạy trên đường đua và khuyến khích trẻ đạp xe nhanh nhất để vượt qua các vạch đích, chiến thắng trò chơi.
Xem thêm: TOP 11 cách cho trẻ đi học không khóc cực hiệu quả
Trò chơi vận động đua xe giúp trẻ phát triển thể chất (Nguồn: Internet)
Trò chơi vận động – Kéo co
Thầy cô chuẩn bị một sợi dây vải hoặc dây thừng, sau đó, chia trẻ thành hai đội hình và yêu cầu các em dùng sức để kéo sợi dây về phía mình. Trò chơi vận động này sẽ giúp các em không những rèn luyện sức mạnh, phát triển thể chất mà còn thể hiện được tư duy làm việc nhóm.
Trò chơi vận động – Bắn Bi giúp trẻ phát triển tay, mắt
Việc trẻ cố gắng ném/ đưa viên bi vào lỗ tròn hoặc thùng, sẽ giúp trẻ rèn luyện độ tinh mắt, phát triển khả năng quan sát và kiểm soát lực ném của tay. Bố mẹ cần chuẩn bị cho các con những viên bi nhỏ và gợi ý các con ném chúng vào vị trí yêu cầu, chính xác. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần quan sát và đảm bảo sự an toàn cho các con khi chơi với bi nhỏ.
Trò chơi vận động – Đá Bóng
Thầy cô có thể đặt các vật chướng ngại khác nhau trên đường chạy và yêu cầu các em học sinh chạy và vượt qua chúng. Đây là một trò chơi giúp trẻ rèn luyện sự linh hoạt, tăng cường sức mạnh cơ bắp và khả năng tư duy xử lý vấn đề.
Trò chơi vận động Đá bóng giúp trẻ học tập vui chơi lành mạnh (Nguồn: ISSP)
Trò chơi vận động – Vượt chướng ngại vật
Vượt chướng ngại vật là một hoạt động thể chất quen thuộc đối với nhiều người. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải phối hợp nhiều kỹ năng với nhau một cách linh hoạt. Thầy cô có thể đặt các vật chướng ngại khác nhau trên đường chạy và yêu cầu các em học sinh chạy và vượt qua chúng. Đây là một trò chơi giúp cho trẻ rèn luyện bản lĩnh, tăng cường sức mạnh cơ bắp và nhanh trí, đồng thời đây cũng là trò chơi trí tuệ cho bé rèn luyện khả năng tư duy xử lý vấn đề.
Trò chơi vận động – Nhảy dây
Nhảy dây thường xuyên sẽ giúp cho trẻ phát triển chiều cao nhanh chóng, tăng cường sự dẻo dai của đôi chân cũng như sự linh hoạt của cổ tay. Trẻ chỉ cần chuẩn bị một sợi dây nhảy chuyên dụng, sau đó bật dây nhảy và thử đếm số lần bật. Đây là một hoạt động tốt để rèn luyện sự chính xác và tăng cường sức mạnh thể chất cho trẻ.
Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế lâu đời Cognita với hơn 100 trường thành viên trên toàn thế giới. Trường ISSP dành cho trẻ ở độ tuổi từ 18 tháng đến 11 tuổi tọa lạc tại khu vực Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Trường Quốc Tế Saigon Pearl tự hào là trường mầm non và tiểu học quốc tế đầu tiên tại TP.HCM được kiểm định kép bởi 2 tổ chức giáo dục uy tín trên thế giới là NEASC (New England Association of Schools and Colleges) và CIS (Council of International School). Trường Quốc tế Saigon Pearl hiện đang là trường IB, tổ chức giảng dạy chương trình Tú tài Quốc tế Bậc Tiểu học (IB PYP). Điều này càng khẳng định chất lượng giáo dục và phương châm giáo dục của nhà trường luôn lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) (Nguồn: ISSP)
Tại trường ISSP, triết lý giáo dục Reggio Emilia được áp dụng vào giảng dạy trẻ mầm non. Mục tiêu của phương pháp giáo dục này là giáo dục toàn diện cho trẻ về kỹ năng sống, định hướng sự phát triển và sáng tạo ngay những năm đầu đời. Khi đến với nhà trẻ quốc tế tại ISSP, trẻ sẽ có được không gian tự do khám phá, biết cách tìm tòi và tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.
Không những vậy, tại ISSP còn được bố trí và sắp xếp không gian học tập lý tưởng, bao gồm nhiều dụng cụ học tập, đồ chơi,… Các trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non cũng được thầy cô trường Quốc tế Saigon Pearl khéo léo tổ chức và lồng ghép vào chương trình giảng dạy. Qua đó, giúp cho các em dễ dàng tiếp cận và chủ động tham gia nhiệt tình và tích cực, phát triển một cách toàn diện.
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) luôn khuyến khích phụ huynh cùng trẻ đến tham quan thực tế tại trường. Phụ huynh có thể liên hệ đến Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP để được tư vấn chi tiết hơn hoặc đặt lịch hẹn tham quan trường qua 2 cách bên dưới:
- Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
- Email: admissions@issp.edu.vn.
Bài viết trên từ ISSP đã giới thiệu đến quý phụ huynh TOP 30+ trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện từ sớm. Các trò chơi này không chỉ giúp bé vui vẻ mỗi ngày mà còn hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, rèn luyện tính kiên nhẫn và não bộ ngày càng hoàn thiện.
Xem thêm: kỹ năng sống cho trẻ, các trò chơi cho trẻ mầm non, phương pháp giáo dục sớm, mầm non montessori, lợi ích của việc học online, kỹ năng sống cho trẻ mầm non 5 tuổi, dạy trẻ kỹ năng sống