Contents
Tự lập là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi khá quen thuộc của nhiều bậc phụ huynh khi tìm hiểu về các kỹ năng sống của con trong giai đoạn phát triển. Bởi, việc cha mẹ hiểu và rèn luyện tính tự lập từ nhỏ cho trẻ giúp phát triển vững chắc, từ đó tự tin đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để trở thành một người tự lập? Cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) khám phá những bí quyết hữu ích trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Dạy 10 kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi tự lập từ nhỏ
- Top 18 kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết giáo dục từ sớm
- 10+ kỹ năng sống cho học sinh tiểu học phát triển toàn diện
Tự lập là gì?
Tự lập là khả năng tự làm mọi thứ, tự giải quyết vấn đề và tự ra quyết định mọi thứ cho cuộc sống của mình chứ không dựa dẫm hay nhờ đến sự giúp đỡ của ai khác. Tự lập được xem là phẩm chất quan trọng giúp trẻ sống có trách nhiệm và tự chủ trong mọi việc, bao gồm tự chăm sóc bản thân, quản lý thời gian và ra quyết định… Dù thành công hay thất bại, trẻ cũng phải chấp nhận và tiếp tục phấn đấu. Đồng thời, trẻ vẫn sẽ biết khi nào mình cần giúp đỡ và khi nào mình có thể tự mình đối mặt với các thách thức.
5 biểu hiện của tính tự lập và ví dụ
Nếu đã hiểu rõ tự lập là gì, các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng nhận thấy những biểu hiện tính cách của trẻ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như:
Tự chăm sóc bản thân – chủ động vệ sinh cá nhân
Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của tính tự lập là thói quen hằng ngày trong cuộc sống, đặc biệt là khả năng tự chăm sóc bản thân. Khi đó, trẻ sẽ tự giác thực hiện mà không cần người lớn nhắc nhở. Chúng sẽ bao gồm các công việc đơn giản như vệ sinh răng miệng, rửa tay trước và sau khi ăn hoặc giữ cho bản thân luôn sạch sẽ.
Xem thêm: Hiểu đúng về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non
Tự giác học bài và làm bài tập về nhà
Thông thường, phụ huynh sẽ thúc dục con mình làm các bài tập trên trường và chuẩn bị kiến thức cho ngày hôm sau. Tuy nhiên, nếu tự lập, trẻ sẽ chủ động sắp xếp thời gian học hợp lý, làm bài tập và xây dựng các mục tiêu tương lai của mình. Thói quen này giúp trẻ tăng kỹ năng tự học và xây dựng được lối sống kỷ luật tích cực vô cùng hiệu quả.
Xem thêm: TOP 10 cách khơi gợi tinh thần ham học hỏi ở trẻ
Không ỷ lại vào người khác
Ngoài những biểu hiện trên, phụ huynh có thể thấy trẻ tự lập ngay trong quá trình lớn lên mỗi ngày. Cụ thể, khi gặp bất cứ vấn đề gì, trẻ luôn tự mình nhìn nhận và tìm kiếm giải pháp chứ không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người lớn. Bởi trẻ luôn có lòng tin vào khả năng của bản thân và cố gắng vượt qua mọi khó khăn trước khi tìm đến sự hỗ trợ.
Tự làm việc một mình
Trẻ có tinh thần tự lập sẽ không ngại làm việc một mình mà sẵn sàng đảm nhận mọi nhiệm vụ. Không cần ai kèm cặp và hỗ trợ, trẻ sẽ tự tìm hiểu và hoàn thành các công việc được giao đúng hạn bằng cách lập kế hoạch thực hiện rõ ràng. Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất về tính tự lập là gì và cách chúng được phát triển.
Tự giải quyết vấn đề
Nói đến biểu hiện của tự lập là gì thì không thể không nhắc đến kỹ năng tự giải quyết vấn đề của trẻ trong lúc đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống. Thay vì lo lắng hay than phiền, trẻ sẽ tự mình suy nghĩ, phân tích tình huống và cân nhắc các lựa chọn để đưa ra quyết định. Đặc biệt, trẻ sẽ kiên nhẫn giải quyết chứ không nóng vội nhờ đến sự giúp đỡ của người khác, từ đó hình thành kỹ năng sống cho trẻ, phát triển tư duy phản biện vô cùng hiệu quả.
Xem thêm:
- Kỹ năng thích nghi là gì? Dạy trẻ khả năng thích ứng với môi trường mới
- TOP 10 cách dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non trong mọi tình huống
- TOP 12+ kỹ năng ứng xử cho trẻ cha mẹ nên dạy bé từ khi còn nhỏ
Ý nghĩa của tính tự lập dành cho trẻ
Ngày nay, rất nhiều bậc phụ huynh có xu hướng giáo dục con theo lối sống tự lập. Vậy ý nghĩa của tính tự lập là gì? Đó chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ nhờ những tác động tích như:
- Quá trình tự giải quyết vấn đề và hoàn thành các công việc nhỏ hàng ngày sẽ giúp trẻ có thêm kinh nghiệm và thúc đẩy sự tự tin vào khả năng của bản thân.
- Sự chủ động trong học tập sẽ mở rộng cơ hội khám phá kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau chứ không chỉ dựa vào bố mẹ hoặc thầy cô. Nhờ đó, trẻ sẽ phát triển trí tuệ và khả năng tư duy sáng tạo một cách linh hoạt.
- Khi gặp phải những khó khăn, trẻ phải học cách đưa ra quyết định độc lập và chịu trách nhiệm với từng hành động của mình. Điều này vừa giúp trẻ trưởng thành vừa rèn luyện được kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.
- Thói quen tự lập cũng giúp ích rất nhiều trong việc tương tác với mọi người. Đặc biệt khi tham gia các hoạt động nhóm với vai trò tích cực, trẻ sẽ đóng góp hiệu quả và xây dựng được nhiều mối quan hệ lành mạnh.
- Việc tự mình thực hiện và đối mặt với khó khăn sẽ rèn luyện tính kiên nhẫn. Nếu có gặp thất bại, trẻ sẽ duy trì tinh thần tích cực và nhìn nhận nó như một bài học để phát triển tốt hơn.
Xem thêm:
- 11 Bí quyết giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nói chuyện trước đám đông
- Cha mẹ nên dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc giúp trẻ luôn an toàn
Cách rèn luyện tính tự lập cho con hiệu quả, dễ áp dụng
Quá trình rèn luyện tính tự lập đòi hỏi sự kiên nhẫn và phương pháp truyền đạt phù hợp để trẻ dễ dàng hợp tác. Dưới đây là những cách dạy trẻ kỹ năng sống tự lập mang lại hiệu quả tốt nhất mà bố mẹ có thể tham khảo.
Thể hiện tình yêu thương và chia sẻ với con mỗi ngày
Trong giáo dục, việc thể hiện tình yêu thương là điều cần thiết để trẻ cảm thấy được sự quan tâm và hỗ trợ. Những lời nói ấm áp, những câu chuyện khích lệ của người thân chính là “lá chắn” an toàn giúp trẻ tự tin đối mặt với thử thách, đồng thời dám thử nghiệm và học hỏi từ thất bại. Vậy nên, bố mẹ hãy tiếp thêm động lực cho con mỗi ngày để phát triển tốt hơn.
Dành thời gian chơi với con và coi trọng sự đồng hành
Để tương tác và giáo dục hiệu quả tính tự lập, bố mẹ cần tạo dựng được mối quan hệ gắn bó với trẻ. Trong quá trình chơi cùng con, bố mẹ có thể lồng ghép các bài học như tạo tình huống để trẻ giải quyết vấn đề và tự mình hoàn thành các mô hình lắp ráp.
Thay vì tập trung vào kết quả cuối cùng, bố mẹ chỉ cần tạo không gian học tập thoải mái, đồng hành cùng con và động viên từng bước một. Khi đó, trẻ sẽ thấy được giá trị của sự nỗ lực và cố gắng đạt được thành công.
Trao cho trẻ trách nhiệm về công việc nhà
Nhiều bố mẹ lo lắng rằng con mình còn quá nhỏ để đảm đương các công việc nhà. Tuy nhiên, đó lại là cơ hội để trẻ hiểu tự lập là gì và từ đó phát triển một cách tự nhiên nhất.
Bố mẹ có thể bắt đầu từ những việc đơn giản như sắp xếp sách vở, đồ chơi sau khi sử dụng hoặc nhờ con cầm hộ những vật nặng nhẹ tùy theo khả năng của trẻ. Cách này không chỉ tạo trách nhiệm mà còn giúp trẻ thấy được sự đóng góp của mình trong gia đình. Đồng thời, bố mẹ cũng nên khen ngợi trẻ sau khi hoàn thành nhiệm vụ để kích thích sự tự giác của trẻ trong những lần sau.
Khuyến khích sự độc lập
Tùy vào độ tuổi trưởng thành của trẻ, bố mẹ nên tạo điều kiện để con độc lập trong mọi việc. Ở giai đoạn mầm non, trẻ có thể làm những việc đơn giản như mặc quần áo, ăn uống hoặc làm bài tập. Còn khi lớn hơn, bố mẹ hãy cho phép trẻ giúp đỡ việc nấu nướng hoặc phơi quần áo.
Trong giai đoạn đầu tiếp xúc, trẻ đôi khi sẽ gặp khó khăn nhưng thay vì lúc nào cũng theo sát, bố mẹ nên để trẻ tự rèn luyện và giải quyết vấn đề. Điều này vừa giúp phát triển tư duy vừa hình thành khả năng quyết đoán.
Hạn chế việc xúc phạm con
Quá trình hướng dẫn và giáo dục con sẽ mang lại nhiều căng thẳng cho bố mẹ. Nếu những ai không biết cách kiềm chế mà tác động tiêu cực đến trẻ thì sẽ nhận lại hậu quả rất lớn. Khi đó, trẻ sẽ tự ti và mất hết động lực để thử thách bản thân.
Vậy nên, khi trẻ mắc lỗi, bố mẹ hãy cảm thông và chia sẻ cùng con để trẻ nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực. Từ đó, trẻ biết được mình cần cải thiện những gì và học hỏi tốt hơn từ những thất bại. Chính sự tôn trọng sẽ thúc đẩy sự kiên nhẫn và tính tự lập ở trẻ.
Quản lý thời gian con sử dụng thiết bị công nghệ
Thiết bị công nghệ đang ngày càng điều phối mọi hoạt động của trẻ. Thói quen coi TV và điện thoại khiến trẻ trở nên thụ động và ngại khám phá thế giới xung quanh. Đây chính là rào cản lớn nhất cho quá trình rèn luyện tính tự lập.
Để đối mặt với thực trạng này, bố mẹ nên đặt ra giới hạn thời gian sử dụng inernet an toàn và bổ sung thêm các hoạt động ngoài trời như chơi thể thao, gặp gỡ bạn bè và đi dã ngoại. Điều này giúp trẻ trở nên năng động và chủ động học hỏi nhiều hơn, từ đó phát triển sự tự giác một cách tốt nhất.
Xem thêm:
- Kỹ năng hợp tác là gì? 5 cách dạy trẻ kỹ năng hợp tác hiệu quả
- Phát Triển Kỹ Năng Vận Động Qua Các Hoạt Động Vui Chơi
- 8 Cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn
Một số câu hỏi nhận diện nhanh tính tự lập của trẻ
Tự lập trong tiếng Anh là gì?
Tự lập trong tiếng Anh có thể gọi là “independence” hoặc “self-reliance”. Trong đó, “independence” chính là sự độc lập, tự mình hành động mà không phụ thuộc vào bất cứ ai. Còn “self-reliance” là tin vào khả năng bản thân và nỗ lực phát triển hết mình.
Số chủ đạo nào có tính tự lập cao?
Theo Thần số học, những đứa trẻ có số chủ đạo là 1 sẽ có tính tự lập cực kì cao. Chúng thường độc lập trong suy nghĩ và thường tự mình giải quyết mọi vấn đề mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.
Cung hoàng đạo nào có tính tự lập cao?
Một trong những cung hoàng đạo nổi bật về tính tự lập là:
- Sư Tử: Đây là cung sở hữu cái tôi cao và rất tự tin về bản thân nên luôn muốn làm chủ cuộc sống và tạo dựng cơ hội phát triển cho chính mình.
- Bọ Cạp: Những con người này khá thông minh và khôn ngoan nên không có thói quen ỷ lại vào bất cứ ai mà tự mình làm mọi thứ.
- Xử Nữ: Ai thuộc cung này đều biết nghĩ trước nghĩ sau để vừa đảm bảo lợi ích bản thân vừa gây khó khăn cho người khác.
Bài viết trên của ISSP đã cung cấp những thông tin cần thiết để phụ huynh hiểu rõ tự lập là gì và những phương pháp rèn luyện phù hợp. Có thể thấy tự lập là một kỹ năng sống rất cần thiết để hình thành nên những cá nhân mạnh mẽ và tự tin. Bố mẹ và nhà trường hãy mở lối cho những bước tiến vững chắc trong hành trình trưởng thành của trẻ.
Tags: Tăng cường trí thông minh cho trẻ, năng khiếu của trẻ, dạy trẻ kỹ năng hợp tác, phát triển toàn diện của trẻ em, trí thông minh logic toán học, trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh âm nhạc, phát triển não phải trẻ em, phương pháp Reggio Emilia, Montessori là gì, phương pháp dạy học tích cực, phương pháp Steiner, phương pháp Montessori, phương pháp giáo dục trẻ mầm non, phương pháp STEAM, phương pháp Shichida, phương pháp Glenn Doman
Khám phá thêm về ISSP tại: