Fraud Blocker Năng khiếu là gì? 9 loại năng khiếu sở trường của trẻ em
Zalo OA icon
năng khiếu bóng rổ
September 24, 2024

Năng khiếu là gì? Các loại năng khiếu thiên phú và sở trường của trẻ

Năng khiếu của trẻ được hình thành từ sớm. Trong cuốn sách “Frames of Mind” xuất bản năm 1983 của tác giả Howard Gardner – Nhà tâm lý học và cũng là giáo sư tại Đại học Harvard đã chia sẻ rằng: Trí thông minh của con người được chia ra làm tám loại, bao gồm: logic – toán học, không gian, vận động, tương tác giao tiếp, nội tâm, thiên nhiên, ngôn ngữ và âm nhạc. Điều đó chứng minh năng khiếu của trẻ không chỉ thu hẹp trong một lĩnh vực mà có thể kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy thì, nhận biết năng khiếu của trẻ có quan trọng? Cách nhận biết sớm năng khiếu của trẻ như thế nào? Phụ huynh hãy cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Đặt lịch tham quan Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) tại TPHCM ngay hôm nay để trải nghiệm hoạt động thú vị cho học sinh tại trường.

Năng khiếu là gì?

Năng khiếu là gì? Năng khiếu được hiểu là một loại năng lực đặc biệt của trẻ trong một lĩnh vực nhất định nào đó như âm nhạc, hội họa, thể thao,… Ví dụ như trẻ có năng khiếu hội họa có nghĩa là trẻ có thể vẽ tranh rất đẹp và có tư duy sáng tạo tốt. Năng khiếu vượt trội có thể được coi là tài năng thiên phú nhưng cũng có khi được hình thành thông qua quá trình học tập, trau dồi và rèn luyện bền bỉ để mang lại hiệu quả cao.

Năng khiếu được biểu hiện ở một hoặc nhiều lĩnh vực như sáng tạo, nghệ thuật, ngôn ngữ, trí tuệ, ngôn ngữ, toán học, khoa học hay lãnh đạo. Đặc biệt, nếu năng khiếu được biểu lộ cho trẻ từ nhỏ sẽ cho phép trẻ ghi nhớ kiến thức mới, xử lý thông tin một cách đơn giản và nhanh chóng hơn so với những bạn cùng lứa tuổi.

>> Xem thêm:

các loại năng khiếu của trẻ là gì

Năng khiếu là gì? Năng khiếu là một loại năng lực đặc biệt của trẻ trong một lĩnh vực nhất định nào đó (Nguồn: Sưu tầm)

9 loại năng khiếu sở trường của trẻ em

1. Năng khiếu về ngôn ngữ

Trẻ có sự linh hoạt trong lời nói, biết nói và sử dụng vốn từ ngữ rõ ràng vượt trội hơn những bé khác. Bé rất thích đọc và tìm hiểu những từ ngữ mới, thường xuyên sử dụng từ ghép, các từ tượng hình tượng thanh hoặc dùng biện pháp so sánh trong câu nói. Ví dụ như khi trò chuyện cùng cha mẹ, thay vì nói “con yêu mẹ”, bé lại nói “con yêu mẹ to bằng …”. Phụ huynh nên cùng trò chuyện và giải đáp những thắc mắc của trẻ nhiều hơn, kể chuyện và dạy trẻ đọc sách nhằm thúc đẩy trí thông minh ngôn ngữ và năng khiếu của trẻ.

>> Xem thêm:

năng khiếu của trẻ về giao tiếp
Trẻ có năng khiếu ngoại giao (Nguồn: ISSP)

2. Năng khiếu vận động

Bé luôn có năng lượng dồi dào, thích vận động chân tay và thường xuyên chạy nhảy và rất thích thú về điều đó. Các bậc phụ huynh đừng lo ngại bởi vì khi vận động chính là lúc các bé đang thu nhập thông tin, học hỏi những điều mới. Hãy cho bé tham gia các bộ môn thể thao, các bài tập giáo dục thể chất, các bài tập thể dục tiêu hao năng lượng cơ thể để vừa giúp bé có một sức khỏe tốt, vừa là cơ hội để bé được làm điều mình yêu thích, phát triển trí thông minh vận động và năng khiếu của trẻ.

>> Xem thêm:

năng khiếu của trẻ về vận động
Trẻ thích vận động tay chân là một trong các biểu hiện của trẻ có năng khiếu về vận động (Nguồn: ISSP)

3. Năng khiếu về logic toán học

Chỉ số IQ của trẻ bình thường từ 85 – 115, IQ từ 115 – 130 thuộc trẻ thông minh, trẻ từ 130 – 145 là rất thông minh. Các bé có IQ cao thường có biểu hiện ghi nhớ tốt, tiếp thu nhanh và có những suy luận, tư duy logic, ngôn từ vượt trội hơn các bạn cùng trang lứa. Bên cạnh đó, bé có tinh thần tập trung cao và kiên trì giải quyết vấn đề, thường xuyên tò mò và có nhiều thắc mắc dành cho phụ huynh.

Bên cạnh việc hiểu rõ năng khiếu là gì, chỉ số IQ là cách phổ biến để đánh giá tài năng của trẻ, nhưng tài năng và trí thông minh logic toán học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên những trẻ không có chỉ số IQ cao không đồng nghĩa với việc trẻ không có tài năng. Để giúp bé phát triển năng khiếu về logic toán học, bố mẹ nên tham khảo thêm các trò chơi trí tuệ cho trẻ phát triển tư duy, IQ hiệu quả và giúp tăng cường trí thông minh cho trẻ.

>> Xem thêm:

4. Năng khiếu về âm nhạc

Trí thông minh âm nhạc biểu hiện ở bé có cảm nhạc và nhạy bén với âm nhạc, thích chơi nhạc cụ và ghi nhớ các hợp âm tốt. Khi nghe nhạc tâm trạng của trẻ được thoải mái và thích ngân nga theo giai điệu của bài hát đã được nghe. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ chơi những nhạc cụ như piano, ukulele, guitar,… để trau dồi và phát triển năng khiếu và trí thông minh của trẻ. Phụ huynh cần quan sát, theo dõi và nên tạo điều kiện để con em được phát triển các bộ môn nghệ thuật.

năng khiếu của trẻ về âm nhạc
Năng khiếu âm nhạc của trẻ được bộc lộ từ sớm (Nguồn: ISSP)

5. Năng khiếu thông hiểu nội tâm

Trí thông minh nội tâm thể hiện ở những bé có khả năng tự lập và xu hướng thích làm việc độc lập không phụ thuộc vào ai. Dù không mấy hứng thú với các hoạt động giao tiếp xã hội nhưng bé lại biết bản thân muốn gì, thích gì và hiểu rõ mục tiêu của mình nằm ở đâu. Bên cạnh đó, trẻ rất biết lắng nghe người khác và luôn bình tĩnh giải quyết vấn đề, tư duy kỹ càng trước khi đưa ra quyết định cũng là một loại năng khiếu đăc biệt.

Để giúp bé rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp, nói chuyện trước đám đông bằng cách phát triển trí thông minh tương tác và thể hiện thế mạnh dễ dàng hơn, cha mẹ có thể bắt đầu từ việc hiểu rõ khái niệm “năng khiếu là gì” thông qua kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề, trò chuyện với trẻ nhiều hơn, đồng thời tạo điều kiện để trẻ được bày tỏ ý kiến cũng như mong muốn của bản thân, từ đó trẻ sẽ ngày càng phát triển khả năng của mình.

>> Xem thêm:

6. Năng khiếu về quan hệ con người

Những đứa trẻ có loại năng khiếu về quan hệ con người thường có khả năng thuyết phục người khác làm theo ý mình. Bé có thể chỉ đạo, điều phối, dẫn đầu và quy tụ một đám đông thành một tập thể có trật tự. Đồng thời, năng khiếu của trẻ còn có thể bộc lộ thông qua việc truyền đạt ý tưởng và định hướng mọi người xung quanh ủng hộ. Bên cạnh giáo dục tri thức, phụ huynh nên dạy cách phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ để có thể trở nên hòa đồng và thấu hiểu trong giao tiếp.

7. Năng khiếu hình học không gian

Bé phát triển trí thông minh không gian thường hay táy máy tay chân. Nhiều lúc, cha mẹ sẽ bắt gặp con mình đang trầm ngâm ngắm nhìn một sự vật/hiện tượng nào đó rất lâu (chẳng hạn như sự di chuyển của đàn kiến,…). Những hành động này cho thấy, các tế bào thần kinh của trẻ đang phát triển, làm giảm căng thẳng, khiến bé vui vẻ và luôn tò mò.

>> Xem thêm: Top 10 đồ chơi trí tuệ cho trẻ 5 tuổi phát triển tư duy tốt nhất

8. Năng khiếu vẽ tranh

Bé 5 tuổi có loại năng khiếu vẽ tranh thường giành nhiều thời gian cho việc vẽ, tô màu và phối hợp hài hòa các màu với nhau trong bức tranh mà mình vẽ. Đồng thời, trẻ hứng thú với các tác phẩm nghệ thuật, mô hình, thích những đồ vật, tranh ảnh nhiều màu sắc, dùng trí tưởng tượng phong phú hoặc kể lại những câu chuyện thông qua tranh bé vẽ. Phụ huynh hãy tạo nhiều điều kiện để bé được phát huy năng khiếu và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non bằng nhiều cách như: cho bé tham gia các câu lạc bộ, các lớp học vẽ, tạo một không gian thoải mái để bé được tự do phát triển tư duy sáng tạo,…

>> Xem thêm: Lợi ích của việc phụ huynh cho con học các môn nghệ thuật

9. Năng khiếu về tự nhiên

Bé có loại năng khiếu về tự nhiên thường hay táy máy tay chân. Nhiều lúc, cha mẹ sẽ bắt gặp con mình đang trầm ngâm ngắm nhìn một sự vật/hiện tượng nào đó rất lâu (chẳng hạn như sự di chuyển của đàn kiến,…). Những hành động này cho thấy, các tế bào thần kinh của trẻ đang phát triển, làm giảm căng thẳng, khiến bé vui vẻ và luôn tò mò.

>> Xem thêm:

Tại sao cần phát hiện sớm năng khiếu của trẻ?

Trẻ chỉ thật sự tự tin khi được làm những việc liên quan đến thế mạnh của mình, cha mẹ nhận biết năng khiếu của trẻ từ sớm sẽ giúp định hướng và tối ưu tốt nhất cho tương lai, theo đúng khả năng cũng như sở trường mà bé mong muốn. Từ đó làm nền tảng tốt cho sự phát triển và học tập của bé trong giáo dục lẫn cuộc sống.

năng khiếu của trẻ tại ISSP
Phát hiện năng khiếu của trẻ giúp ích cho lộ trình sau này rất nhiều (Nguồn: ISSP)

Năng khiếu có di truyền không?

Trong quá trình khám phá năng khiếu của trẻ, rất nhiều ba mẹ còn khá mơ hồ về khái niệm “Năng khiếu là gì?”, bên cạnh đó “Năng khiếu có tính di truyền không?”. Bởi theo các nghiên cứu khoa học uy tín, các yếu tố gen di truyền có tác động mạnh mẽ đến việc bộc lộ năng khiếu ở trẻ. Tuy nhiên quan trọng hơn, để ươm mầm năng khiếu và phát triển IQ cho trẻ em đến mức trở thành tài năng vượt trội của trẻ thì cần rất nhiều nỗ lực của cha mẹ trong việc định hướng, động viên và cổ vũ để trẻ có động lực tiếp tục mài giũa, tìm tòi và sáng tạo những điều mới.

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ là việc tất yếu, động lực này xuất phát từ nền tảng gia đình, cụ thể là nghề nghiệp hoặc niềm đam mê của cha mẹ với một lĩnh vực nào đó, ảnh hưởng và truyền cảm hứng học hỏi cho trẻ từ khi còn rất nhỏ. Bên cạnh đó, dù gen di truyền trội hay lặn đều có thể được biểu hiện, nhưng nếu muốn các gen này biểu hiện được cần có sự tương tác giữa chúng, cũng như tác động từ môi trường xung quanh. Tất cả những yếu tố trên kết hợp mới có thể nuôi dưỡng và giúp trẻ theo đuổi đam mê từ giai đoạn đầu đời non nớt. 

Năng khiếu của trẻ bắt đầu xuất hiện từ khi nào? Ở độ tuổi nào?

Thời gian xuất hiện năng khiếu của trẻ không cụ thể, bé có những biểu hiện từ khi là một trẻ sơ sinh nhưng cũng có trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Một đứa trẻ có thể thể hiện năng khiếu ở độ tuổi còn rất nhỏ, thậm chí là lúc mới sinh. Năng khiếu cũng có thể được phát hiện ở những trẻ mới biết đi. Mỗi trẻ có những năng khiếu khác nhau nên thời gian phát hiện cũng sẽ khác nhau. Nhưng lại có cùng điểm chung là đều có biểu hiện từ rất sớm. Nếu được bậc phụ huynh quan tâm và hỗ trợ, nhận biết năng khiếu của bé càng sớm sẽ càng có lợi cho sự phát triển từ sớm của bé trong tương lai.

Cách phát triển năng khiếu cho trẻ tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế tại TPHCM dành cho học sinh bậc mầm non và tiểu học. ISSP trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế Cognita, được chứng nhận bởi 2 tổ chức kiểm định giáo dục uy tín là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Hiện nay, ISSP còn được biết đến là trường giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP). Tham khảo thêm về Chương Trình Tiểu Học tại ISSP Chương trình Mầm Non tại ISSP với phương pháp dạy và học lấy cảm hứng từ triết lý Reggio Emilia và khung Tú Tài Quốc Tế bậc Tiểu Học (IB PYP), hơn 18.000 đầu sách tiếng Anh, phòng vận động Smart Steps, phòng chơi mềm, sân bóng,….

Trẻ được phát triển kỹ năng vận động tại hồ bơi, phòng tập thể dục trong nhà và sân thể thao ngoài trời. Các lớp học nhạc và nghệ thuật, nơi trẻ được trau dồi khả năng thể hiện năng khiếu của bản thân, trí tưởng tượng và sự tự tin của mình. Cùng với hơn 65 câu lạc bộ giúp trẻ khám phá tài năng, năng khiếu tại môi trường giáo dục. Phụ huynh liên hệ để biết thêm chi tiết thông qua:

Nhận biết tài năng của bé ngay từ sớm là điều cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ, vừa giúp định hướng được tương lai vừa khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn trong lĩnh vực thế mạnh của bản thân. Hy vọng thông qua bài viết 10 cách nhận biết sớm năng khiếu của trẻ đã phần nào giúp quý phụ huynh có thêm nhiều thông tin bổ ích và góp phần giúp ích cho quá trình nuôi dạy trẻ của các bậc làm cha mẹ.

>> XEM THÊM:

Tags: dạy trẻ kỹ năng hợp tác, phát triển toàn diện của trẻ em, phát triển não phải trẻ em, kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, kỹ năng sống cho trẻ, kỹ năng sống cho trẻ mầm non, kỹ năng sống cho trẻ tiểu học, kỹ năng thích nghi, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non