Dạy trẻ về bạo lực học đường ở trường Quốc tế là một nhiệm vụ cần thiết, đảm bảo một môi trường học tập an toàn và tôn trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đa dạng văn hóa, việc giáo dục cho các em học sinh về tầm quan trọng của việc tôn trọng lẫn nhau tại trường học là điều mà các cơ sở giáo dục nên ưu tiên hàng đầu trong chương trình giảng dạy. Trong bài viết này, trường Quốc tế Saigon Pearl sẽ cùng quý phụ huynh khám phá những phương pháp hữu ích để dạy trẻ về bạo lực học đường một cách đúng đắn trong môi trường đa văn hóa này.
>> Xem thêm: Lòng trắc ẩn là gì? Ý nghĩa của lòng trắc ẩn trong giáo dục trẻ
Ngoài ra, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường Quốc tế Saigon Pearl để có cơ hội trải nghiệm các hoạt động dạy trẻ về bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường (hay còn gọi là bạo lực trong trường học) là hành vi hành hạ, đe dọa, ngược đãi hay quấy rối gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần xảy ra giữa các học sinh trong môi trường học tập. Đây là một vấn đề phổ biến trong hệ thống giáo dục và có thể xảy ra ở bất kỳ cấp học nào, từ mầm non đến đại học.
>> Xem thêm: Lợi ích và các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Bạo lực học đường có thể bao gồm các hành vi như đánh đập, đe dọa, trêu chọc, lăng mạ, phân biệt đối xử, xâm phạm tư cách cá nhân, lạm dụng tinh thần hay vật chất của học sinh khác. Nó có thể xảy ra trực tiếp giữa hai hoặc nhiều học sinh hoặc thông qua việc sử dụng công nghệ, chẳng hạn như tin nhắn quấy rối qua điện thoại di động hoặc mạng xã hội.
>> Xem thêm: Hướng dẫn trẻ sử dụng Internet an toàn, hiệu quả
Bạo lực học đường bao gồm những loại nào?
Bạo lực về thể xác
Bạo lực học đường về thể xác là một hình thức bạo lực trong môi trường học tập mà bao gồm các hành vi vật lý đối với học sinh khác. Đây là một dạng bạo lực rõ ràng và dễ nhận biết thông qua những hành vi như đánh đập, sử dụng vật phẩm khác tác động lên đối phương gây nên những vết thương tích trên cơ thể.
>> Xem thêm: Bạo lực học đường là gì? Nguyên nhân và Giải pháp phòng chống
Dạy trẻ về bạo lực học đường ở ISSP (Nguồn: ISSP)
Bạo lực về tinh thần
Bạo lực học đường về tinh thần là một dạng bạo lực trong môi trường học tập mà bao gồm các hành vi nhằm tấn công, xúc phạm hoặc làm tổn thương tinh thần của học sinh khác. Đây là một hình thức bạo lực khó nhận biết và có thể gây tổn thương lâu dài cho nạn nhân. Bạo lực về tinh thần được thể hiện qua các lời nói như chế giễu, lăng mạ, đe dọa và cô lập người khác khỏi cộng đồng. Đây là một dạng tấn công về tinh thần có thể gây ra hậu quả không thể lường trước do phụ huynh sẽ không nhận biết được khi trẻ mang tâm lý sợ hãi và không dám nói ra, dẫn đến sự tự ti, lo lắng và ảnh hưởng đến tâm lý nặng nề.
>> Xem thêm: Phương pháp Reggio Emilia – Phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non hiện đại
Bạo lực mạng xã hội
Bạo lực mạng xã hội là một dạng bạo lực xảy ra thông qua các nền tảng trực tuyến và trang mạng xã hội, trong đó các cá nhân sử dụng các phương tiện truyền thông như diễn đàn, tin nhắn, email hoặc trò chơi trực tuyến để tấn công, quấy rối, phỉ báng để gây tổn thương tâm lý cho người khác.
>> Xem thêm: Hòm thư Ý kiến phụ huynh và học sinh
Dạy trẻ về bạo lực học đường ở trường Quốc Tế Saigon Pearl (Nguồn: ISSP)
Hậu quả của bạo lực học đường
Bạo lực học đường ở trường quốc tế hay bất kỳ ngôi trường nào dù ít dù nhiều cũng để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể chất của trẻ. Không những nạn nhân của bạo lực học đường chịu tổn thương tâm lý nặng nề mà cả người thực hiện hành vi bạo lực cũng phải gánh chịu những hậu quả khôn lường sau đó.
- Với trẻ bị bạo lực: Ngoài những tổn thương về sức khỏe thể chất, trẻ bị bắt nạt sẽ có thể rơi vào trạng thái lo sợ, trầm cảm, trở nên khép kín, không dám đi học, sợ gặp phải người đã bắt mình và dẫn đến kết quả học tập giảm sút nghiêm trọng. Trong trường hợp xấu hơn, nếu trẻ bị bắt nạt ở nơi đông người nhưng lại không được ai giúp đỡ, trẻ lại càng sợ xã hội hơn, mất niềm tin vào bạn bè, cuộc sống và hình thành nên những suy nghĩ tiêu cực như kết liễu cuộc đời.
- Với trẻ thực hiện hành vi bạo lực: Trẻ cần phải chấp nhận những hình phạt thích đáng từ nhà trường và pháp luật, quá trình này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập và hạnh kiểm của các em. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những đứa trẻ đi bạo lực người khác thường có tâm lý không ổn định, chưa được giáo dục đủ về những chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống. Nếu không sửa đổi, những đứa trẻ này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc lẫn các mối quan hệ trong cuộc đời về sau này.
Xem thêm: TOP 10 cách dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non trong mọi tình huống
Dạy trẻ kỹ năng phòng chống, ứng phó với bạo lực học đường
Dưới đây là một số kiến nghị mà phụ huynh nên tham khảo để dạy trẻ cách ứng phó với bạo lực học đường.
Dạy trẻ về bạo lực học đường
Phụ huynh nên cảnh báo trẻ về sự hiện diện của bạo lực học đường có thể xảy ra ở bất kỳ đâu và thậm chí là ngay trong môi trường học tập của trẻ. Qua đó, trẻ chủ động cảnh giác và bảo vệ bản thân tốt hơn. Đồng thời, dạy trẻ về hành vi nào là tốt, hành vi nào là xấu và những chuẩn mực cư xử (ví dụ như nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc) để trẻ không trở thành nạn nhân cũng như không trở thành kẻ đi bắt nạt bạn bè.
Dạy trẻ kỹ năng tự vệ
Rèn luyện sức khỏe là một trong những cách hiệu quả để trẻ chống lại những hành vi bạo lực học đường ở trường quốc tế hay bất kì trường học nào. Phụ huynh có thể cho trẻ tham gia các lớp võ thuật để trẻ tự tin bảo vệ bản thân cũng như giúp đỡ những người bị bắt nạt.
Dạy trẻ hòa nhập với bạn bè
Không hòa đồng, trò chuyện và vui chơi cùng bạn bè là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị cô lập và trở thành nạn nhân của bạo lực học đường ở trường quốc tế hay bất kỳ môi trường giáo dục nào. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy dạy con cách giao tiếp để hòa nhập với bạn bè, đồng thời hỗ trợ con trong việc gắn kết tình cảm bạn bè qua các hoạt động như: chuẩn bị đồ ăn vặt để con mang đến trường và chia cho các bạn, tổ chức các buổi tiệc nhỏ hoặc sinh nhật để trẻ mời bạn bè tới nhà vui chơi,…Như vậy, trẻ sẽ có nhiều bạn hơn, được bạn bè quý mến hơn và từ đó có ít nguy cơ bị bắt nạt hơn.
Xem thêm: Lòng Trắc Ẩn Là Gì? Ý Nghĩa Của Lòng Trắc Ẩn Trong Giáo Dục Trẻ
Dạy trẻ hòa đồng với bạn bè để tránh bị bạo lực học đường (Nguồn: ISSP)
Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc khi gặp kẻ bắt nạt
Nhiều trẻ thường có phản ứng kích động mỗi khi gặp người bắt nạt. Việc này thường không có lợi cho trẻ, bởi vì càng phản kháng thì kẻ xấu càng muốn làm hại trẻ nhiều hơn và điều đáng lo sợ là trẻ sẽ không thể biết được kẻ đó sẽ định làm gì trẻ tiếp theo. Do đó, nếu gặp trường hợp trẻ bị bắt nạt, hãy dạy trẻ kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh và cứng rắn để tìm cách giảng hòa trong yên bình và làm theo yêu cầu của đối phương (nếu có thể) để thoát khỏi người bắt nạt, sau đó báo ngay cho thầy cô, cha mẹ để được bảo vệ và có các biện pháp xử lý kịp thời.
Dạy trẻ không trêu chọc bạn bè quá mức
Bạo lực học đường ở trường quốc tế hay bất kỳ đâu có thể diễn ra vì một lý do đó là: thường xuyên trêu chọc bạn bè một cách thái quá khiến đối phương cảm thấy bị khó chịu. Đứa trẻ bị trêu chọc đem lòng thù ghét và có thể thực hiện hành vi bạo lực. Do đó, phụ huynh cần thường xuyên quan tâm trò chuyện và khuyên trẻ nên cư xử đúng mực, hạn chế đùa giỡn quá mức cũng như không chủ động gây sự với bạn bè.
Khuyến khích trẻ dũng cảm và bày tỏ chính kiến
Có một sự thật rằng, nhiều trẻ không dám tố cáo hành vi bạo lực của người khác lên thầy cô hoặc người lớn vì sợ sẽ tiếp tục bị bạo hành hoặc trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm để trẻ có thể mở lòng và nói hết những nỗi lo lắng của mình. Sau đó, phụ huynh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp can thiệp để cùng nhà trường loại bỏ bạo lực ra khỏi môi trường học tập.
Xem thêm: 10+ Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học phát triển toàn diện
Biện pháp giáo dục nhằm phòng chống bạo lực học đường ở Trường Quốc tế Saigon Pearl
Phụ huynh cần quan tâm và quan sát hành vi của con trước và sau khi đến lớp
Để nhận biết và kịp thời đối phó với bạo lực học đường ở trường quốc tế, phụ huynh cần quan sát chặt chẽ và phổ biến thêm cho các con về cách để bảo vệ bản thân khi không có người lớn bên cạnh. Phụ huynh cần thực hiện những điều sau đây để dạy trẻ về bạo lực học đường:
- Thường xuyên trò chuyện cùng con: Dành thời gian để lắng nghe con về những ngày học và hoạt động trong lớp. Hỏi thăm về những bạn bè, giáo viên và sự tương tác xã hội của con. Hãy lắng nghe những tâm sự của con và chia sẻ thông tin về những biểu hiện bất thường mà bạn quan sát thấy.
- Quan sát hành vi: Lưu ý đến những thay đổi trong hành vi của con, bao gồm sự thay đổi về tâm trạng, sự khó chịu, sự tự ti, hay những dấu hiệu của sự cô lập xã hội. Những thay đổi này có thể là dấu hiệu cho thấy con đang trải qua tình trạng bạo lực học đường.
- Tạo sự tin tưởng: Hãy khuyến khích con mở lòng và chia sẻ với cha mẹ về những trải nghiệm xảy ra trong lớp học. Tạo sự tin tưởng và cho con biết rằng cha mẹ sẽ luôn sẵn lòng lắng nghe và hỗ trợ.
- Đồng hành và hỗ trợ con: Hãy thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ đối với con. Dạy con về cách xây dựng mối quan hệ tốt và tôn trọng người khác. Hãy khuyến khích con lên tiếng khi gặp phải tình huống bạo lực học đường và hỗ trợ con trong việc tìm kiếm giải pháp.
Thầy cô ISSP nỗ lực dạy trẻ phòng chống bạo lực học đường (Nguồn: ISSP)
> Xem thêm:
- TOP 12+ kỹ năng ứng xử cho trẻ cha mẹ nên dạy bé từ khi còn nhỏ
- TOP 11 cách dạy con không đòn roi hiệu quả nhất
Đội ngũ giảng viên, nhân viên ISSP theo dõi, quan sát và chăm sóc đời sống học đường cho các em
Đội ngũ giáo viên tại trường Quốc tế Saigon Pearl có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc đời sống học đường của các em. Dưới đây là một số khía cạnh mà giáo viên có thể thực hiện để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường:
- Tạo môi trường học tập an toàn và hòa thuận: Cần tạo ra một môi trường học tập an toàn, không đánh đập và không phỉ báng. Điều này bao gồm thiết lập các quy tắc và quy định rõ ràng về bạo lực học đường và áp dụng chúng một cách nghiêm túc.
- Quan sát chăm sóc học sinh: Giáo viên nên quan sát và chăm sóc đời sống học đường của các em. Cần lắng nghe và đồng cảm với những cảm xúc, những khó khăn và những thay đổi hành vi của học sinh. Điều này giúp giáo viên nhận biết kịp thời những dấu hiệu của bạo lực học đường.
- Định hình giá trị và kỹ năng xã hội: Giáo viên nên giảng dạy và định hình giá trị tôn trọng, đồng thuận và sự đa dạng trong lớp học. Cần giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội để có thể tương tác và xây dựng mối quan hệ lành mạnh với nhau.
- Đồng hành và hỗ trợ: Giáo viên nên đồng hành và hỗ trợ học sinh khi gặp vấn đề về bạo lực học đường. Tạo cơ hội cho học sinh trò chuyện và chia sẻ về những trải nghiệm của mình. Ngoài ra, giáo viên cần cung cấp hỗ trợ tâm lý, tư vấn và hướng dẫn cho học sinh trong việc giải quyết vấn đề.
Xem thêm: Phương pháp STEAM là gì? Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non đúng cách?
Thầy trò ISSP tình cảm, thân thiết (Nguồn: ISSP)
Giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh trường Mầm non & Tiểu học Quốc tế Saigon Pearl
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, giáo viên còn có nghĩa vụ đảm bảo sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho các em học sinh. Giáo viên của trường ISSP có đầy đủ trình độ, thường xuyên tham gia vào các chương trình phát triển chuyên môn cũng như được đào tạo về quy định an toàn học đường và bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Hàng năm, tại ISSP luôn có ít nhất từ 1 tới 2 khóa đào tạo về An toàn học đường cho toàn bộ đội ngũ nhân viên và giảng viên của trường để kịp thời hỗ trợ các em học sinh. Giáo viên tại trường sẽ áp dụng các phương pháp tiếp cận được nghiên cứu quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, giúp học sinh kết nối và nâng cao tri thức theo cách phù hợp với sự phát triển của các con
Trường Quốc tế Saigon Pearl nỗ lực phòng chống bạo lực học đường. (Nguồn: ISSP)
Trường Quốc Tế Saigon Pearl quận Bình Thạnh luôn đón chào quý phụ huynh và học sinh đến tham quan thực tế để hiểu rõ hơn về những hoạt động của trường. Quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường ISSP thông qua số điện thoại và email dưới đây:
- Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788
- Email: admissions@issp.edu.vn.
Câu hỏi liên quan đến chủ đề bạo lực học đường
Bạo lực học đường ở trường quốc tế có phổ biến không?
Bạo lực học đường có thể xảy ra ở bất kỳ trường học nào, bao gồm cả trường quốc tế. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của bạo lực học đường có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm địa điểm, văn hóa, độ tuổi học sinh và chính sách của trường.
>> Xem thêm: Giá trị trường Quốc tế Tiểu học mang đến cho trẻ – ISSP
Trường quốc tế thường có xu hướng tạo ra môi trường học tập tương đối an toàn và đảm bảo cho học sinh. Trường quốc tế thường đặt nặng vào việc phát triển giáo dục toàn diện, đồng thời tập trung vào việc giáo dục về đạo đức, giá trị và sự đa dạng. Tuy nhiên, không thể khẳng định rằng bạo lực học đường không tồn tại trong các trường quốc tế.
Việc giải quyết bạo lực học đường là một nhiệm vụ quan trọng. Trường quốc tế thường áp dụng chính sách và quy trình cụ thể để đối phó với bạo lực học đường và xây dựng môi trường học tập tích cực. Quy trình này có thể bao gồm việc tạo ra một quy tắc ứng xử, huấn luyện giáo viên và học sinh, tổ chức các hoạt động giáo dục và tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình giải quyết xung đột.
>> Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất
Tuy nhiên, điều quan trọng là không tồn tại một câu trả lời duy nhất cho câu hỏi về mức độ phổ biến của bạo lực học đường ở trường quốc tế. Mỗi trường và cộng đồng học sinh có điều kiện và tình hình riêng, do đó, việc nắm bắt và đánh giá tình hình cụ thể trong trường là cần thiết để áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giải quyết vấn đề hiệu quả.