Fraud Blocker 10+ Cách dạy con không đòn roi hiệu quả nhất
Zalo OA icon
hoạt động ngoại khóa giúp trẻ hào hứng
April 24, 2023

10+ Phương pháp dạy con không đòn roi hiệu quả nhất

Có nên dạy dỗ trẻ em bằng phương pháp dùng đòn roi hay không? Việc này có mang lại hiệu quả trong cách giáo dục con cái của bố mẹ? Đâu mới là phương pháp giáo dục hiệu quả? Cùng trường Quốc Tế Saigon Pearl tìm hiểu thêm về phương pháp cách dạy con không đòn roi để có góc nhìn tổng quan hơn trong bài viết chi tiết dưới đây.

Ngoài ra, quý phụ huynh cùng các em học sinh có thể đặt lịch hẹn tham quan trường mầm non và tiểu học Quốc tế Saigon Pearl để có cơ hội trải nghiệm một ngày được quan sát, rèn luyện và khám phá mô hình giáo dục tại ISSP:

Ảnh hưởng của việc dùng đòn roi dạy con

Tình trạng sử dụng đòn roi để giáo dục trẻ em đã trở thành một vấn đề nóng được gia đình và xã hội quan tâm. Có nên hay không sử dụng đòn roi để giáo huấn và răn đe con trẻ mỗi khi chúng làm sai, phạm lỗi? Việc sử dụng hình thức đòn roi sẽ mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển và quá trình lớn khôn của trẻ. Điển hình như: 

  • Gây ra đau đớn và tổn thương về thể chất: Việc đánh đòn roi có thể gây đau đớn và tổn thương về thể chất cho trẻ em, đặc biệt là nếu người dùng không kiểm soát lực đánh.
  • Gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý của trẻ: Sử dụng đòn roi dạy con có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của trẻ, như tạo ra cảm giác sợ hãi, lo lắng, cảm thấy không an toàn, thất bại và không tự tin.
  • Gây ra tình trạng áp lực và căng thẳng gia đình: Sử dụng đòn roi dạy con có thể gây ra căng thẳng và áp lực trong gia đình, khiến trẻ cảm thấy không thoải mái và không tin tưởng vào người lớn. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng bị ảnh hưởng. Do đó, nếu việc sử dụng đòn roi không được sử dụng đúng cách, trẻ em có thể cảm thấy bị bỏ rơi, bị phản bội hoặc không được yêu thương.

Tham khảo ngay: Cho con đi học mẫu giáo lúc mấy tuổi là tốt nhất? | ISSP

Cô và trò tại Saigon Pearl cùng nhau tham gia vào hoạt động giáo dục. (Nguồn: ISSP)

Nguyên nhân con trẻ không nghe lời

Độ tuổi, giới tính và tâm lý phát triển,… là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ thường xuyên không nghe lời dạy bảo từ người lớn. Vì trong quá trình lớn khôn, nhận thức và trí tuệ vẫn chưa được hoàn thiện cùng với tính cách ương ngạnh và thích thể hiện mình, trẻ sẽ có những biểu hiện vô lễ, không vâng lời và thậm chí là có những hành động chống đối. Quý phụ huynh cũng có thể tham khảo một số nguyên nhân chi tiết dưới đây: 

Trẻ không nghe thấy lời của bạn

Đây là nguyên nhân khách quan, có thể là do các yếu tố của môi trường xung quanh như tiếng ồn của xe cộ, máy móc sản xuất, tiếng tivi quá to, bố mẹ bật nhạc quá lớn hoặc trẻ đang đeo tai phone,… Những yếu tố này có thể gây cản trở cho việc giao tiếp hiệu quả của mọi người. Chính vì vậy, trẻ không nghe thấy lời của người lớn lúc chỉ bảo cũng là một nguyên nhân gây nên hiểu nhầm về vấn đề không vâng lời ở trẻ.

Trẻ thường xuyên tập trung và không nghe thấy lời của bố mẹ. (Nguồn: ISSP)

Trẻ không hiểu lời bạn nói

Trẻ em còn đang trong quá trình phát triển và cần học hỏi nhiều thứ mới lạ. Trẻ còn chưa hiểu rõ về thế giới xung quanh và thường gặp khó khăn trong việc lý giải và thấu hiểu những lời nói và hành động của người lớn. Vì vậy, bố mẹ thầy cô cần có sự cảm thông và kiên nhẫn hơn trong việc truyền đạt thông tin cũng như có sự tôn trọng lẫn nhau giữa người lớn và trẻ để có thể đạt được một sự hiểu biết và sự hợp tác tốt nhất.

Tham khảo ngay: Cách dạy kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non

Trẻ không muốn làm theo bạn

Trẻ có thể chưa có khả năng tự điều khiển hành vi và cảm xúc của mình. Trẻ cảm thấy bất mãn với những yêu cầu của người lớn và khó kiểm soát cảm xúc của mình, dẫn đến việc không nghe lời. Ngoài ra, trẻ có thể trở nên khó tính hoặc không vâng lời do các em có những quan điểm và nhu cầu riêng của mình nhưng không được đáp ứng. Đối với trường hợp này, giữa bố mẹ, thầy cô và con trẻ cần có sự khéo léo trong các hành vi ứng xử cũng như tinh tế và nhạy bén hơn trong  lời nói. 

Tham khảo ngay: Cha mẹ nên dạy những kỹ năng ứng xử cho trẻ từ khi mấy tuổi?

Trẻ sẽ cảm thấy bất mãn khi lời yêu cầu của bố mẹ không phù hợp. (Nguồn: ISSP)

10 Phương pháp dạy con không đòn roi hiệu quả

Dựa vào những ảnh hưởng được đề cập nêu trên, các thành viên trong gia đình cũng như các thầy cô giáo nên cân nhắc trong việc sử dụng phương pháp răn đe này. Thay vì sử dụng những tác động tiêu cực đến trẻ, người lớn có thể sử dụng cách dạy con không đòn roi. Đây được xem là một trong những phương pháp giáo dục đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và hiệu quả mà nó mang lại rất rõ rệt. 

Điều chỉnh cảm xúc bản thân, kiên nhẫn quan sát và dẫn dắt trẻ

Thay vì áp dụng các hình thức trừng phạt như đánh đập hay gây tổn thương tinh thần cho trẻ, cách dạy con không đòn roi của bố mẹ sẽ tập trung vào việc tạo ra một môi trường an toàn, yêu thương và khuyến khích trẻ em học hỏi từ các hành động và hành vi của mình.

Nhờ đó, trẻ em có thể phát triển các kỹ năng tự giác, trở nên độc lập và chủ động trong quá trình học hỏi và phát triển bản thân. Bố mẹ cũng có thể khuyến khích, gợi mở, dẫn dắt và cung cấp phản hồi tích cực để giúp trẻ em hiểu rõ hành vi của mình và cải thiện các kỹ năng xử lý tình huống.

Tham khảo ngay: Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

trẻ năng động, vui vẻ

Bố mẹ biết cân bằng cảm xúc sẽ giúp trẻ vui vẻ và vâng lời hơn. (Nguồn: ISSP)

Lắng nghe, tôn trọng, đồng cảm với con trẻ

Lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và thể hiện sự đồng cảm cũng là những cách dạy trẻ không đòn roi quan trọng. Khi cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng cảm xúc, trẻ sẽ có cảm giác được chấp nhận và yêu quý. Môi trường sống xung quanh sẽ trở nên an toàn hơn, và trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi thể hiện bản thân.

Đồng thời, bố mẹ thể hiện sự đồng cảm cũng giúp các em hiểu rõ và chia sẻ những cảm xúc của mình một cách chân thành và trở nên thấu hiểu hơn đối với người khác. Điều này giúp các em phát triển kỹ năng xã hội và tâm lý quan trọng trong quá trình trưởng thành. Vì vậy, lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và thể hiện sự đồng cảm là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ em một cách tích cực và hiệu quả.

Tham khảo ngay: Xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ là việc tất yếu | ISSP

Rèn luyện tính tự lập cho con

Bất kể ở độ tuổi nào, việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ đều mang lại những lợi ích tích cực. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên bắt đầu bằng những việc đơn giản như hướng dẫn con tự vệ sinh cá nhân, tự chăm sóc bản thân. Khi con lớn hơn, hãy khuyến khích con tham gia vào các công việc trong nhà phù hợp với khả năng, chia sẻ gánh nặng cùng gia đình.

Tự lập giúp trẻ hình thành ý thức trách nhiệm, biết tự chủ trong cuộc sống và có thể tự tin vượt qua những thử thách mà không cần sự hỗ trợ thường xuyên từ cha mẹ. Đây là kỹ năng sống vô cùng quan trọng, góp phần định hình nhân cách và tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của trẻ.

Để việc rèn luyện tính tự lập hiệu quả hơn, cha mẹ có thể tham khảo triết lý giáo dục hiện đại của ISSP. Nổi bật với phương châm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, ISSP đề cao sự tôn trọng trẻ, khuyến khích trẻ tự do khám phá và phát triển bản thân. Áp dụng triết lý này, cha mẹ có thể tạo dựng môi trường học tập thoải mái, tích cực, giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng.

Kết nối yêu thương với con mỗi ngày

Mỗi ngày, cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện, lắng nghe những tâm tư, suy nghĩ của con, dù là những điều nhỏ nhất. Qua những khoảnh khắc kết nối này, cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn về con, từ đó có thể thông cảm, thấu hiểu và đồng hành cùng con trong mọi giai đoạn của cuộc sống. Kết nối yêu thương chính là cầu nối giúp con cảm nhận được tình yêu thương ấm áp của gia đình. Khi cảm thấy được yêu thương, con sẽ có xu hướng cư xử tốt đẹp hơn, biết yêu thương và trân trọng những người xung quanh.

Dùng từ “nên” và “không nên”

Một trong những cách đơn giản nhất để thực hiện việc giáo dục con cái bằng phương pháp không đòn roi, đó là khéo léo sử dụng các động từ “nên” và “không nên” trong quá trình giao tiếp giữa bố mẹ và con cái. Việc bố mẹ thường xuyên trao đổi, kiên nhẫn và phân tích các vấn đề mà trẻ đang gặp phải, xác định đâu là việc nên làm và đâu là việc không nên làm. Từ đó, trẻ có thể nhận thức và tiếp thu được những lỗi cần tránh và đâu là những điều hay cần phát huy. 

Tham khảo ngay: TOP 8+ trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển

Tư duy sáng tạo được thể hiện ở bộ môn mỹ thuật

Sử dụng những từ ngữ nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng hơn. (Nguồn: ISSP)

Đặt ra khen thưởng và hình phạt rõ ràng

Đây cũng là một phương thức giáo dục tốt. Dựa vào những lần khen thưởng, trẻ sẽ cố gắng và nỗ lực hơn. Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá lạm dụng cách này để giáo dục con cái, bởi lẽ nó sẽ gây ra cảm giác áp lực và đe dọa, và có thể gây ra những hậu quả phụ tiêu cực như giảm tự tin, cảm giác thất bại, cảm thấy bị bó buộc và căng thẳng. Người lớn cần cân nhắc và sử dụng cách thức giáo dục này hợp lý để có thể áp dụng để xây dựng, rèn luyện trẻ. 

Đặt ra thời gian giới nghiêm cho bé 

Tuy không dùng đến các hành động đòn roi, trừng phạt, nhưng với cách dạy con không đòn roi, bố mẹ cũng cần thiết lập và đặt ra những khung giờ giới nghiêm để có thể quản lý con em mình. Không tạo cho bé cảm giác quá tự do và quá dễ dãi trong việc quản lý giờ giấc học tập, ăn uống, ngủ nghỉ – những điều này sẽ làm cho bé bị lười biếng và không sắp xếp thời gian hợp lý.

Nhẹ nhàng bỏ qua những lỗi sai nhỏ

Khi mắc lỗi sai, việc thường xuyên khiển trách con, kể cả những lỗi nhỏ nhất, có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lý của con. Áp lực và căng thẳng từ những lời trách móc liên tục có thể khiến trẻ trở nên thiếu tự tin, nhút nhát. Thay vì la mắng con, cha mẹ nên hướng đến việc khuyến khích và hỗ trợ con học hỏi từ những sai lầm. Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ hãy dành thời gian để thấu hiểu nguyên nhân, nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu hậu quả của hành động sai trái và hướng dẫn con cách sửa chữa.

Cho bé thời gian suy nghĩ về lỗi sai của mình 

Đối với trường hợp trẻ phạm lỗi, việc đầu tiên mà bố mẹ nên làm đó là hỏi thăm cảm xúc của con. Sau đó, bố mẹ cần chậm rãi tìm hiểu về câu chuyện thông qua cuộc trao đổi với các con, dành thời gian cho trẻ được suy nghĩ về các hành động của  mình. Đó là hành động sai trái hay đúng đắn? Có những ai đã bị ảnh hưởng trong lỗi lần này? Mọi người có hài lòng về việc làm này không?… Bố mẹ sẽ gợi ý cho trẻ những câu hỏi như trên và dành cho trẻ một khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ. Việc này sẽ giúp trẻ xác định được nên hay không nên tái diễn lại hành vi đó và giúp bé trở nên chín chắn hơn sau này. 

Tham khảo ngay: Cách dạy con theo phương pháp Montessori tại nhà | ISSP

làm quen với thời đại công nghệ số

Bố mẹ nên dành thời gian cho trẻ suy nghĩ về lỗi sai của mình (Nguồn: ISSP)

Hãy để bé tự chọn hình phạt nếu phạm lỗi 

Các thành viên trong gia đình cũng nên cho phép trẻ được quyền lựa chọn hình thức phạt dành cho bản thân nếu vi phạm các lỗi. Trong quá trình đắn đo, suy nghĩ nên chọn hình phạt nào, trẻ sẽ có khoảng thời gian cân nhắc về mức độ phạm lỗi của mình. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, trẻ sẽ tự quyết định mức hình phạt phù hợp. Dựa vào đó, trẻ cũng sẽ nhận thức được mức độ ảnh hưởng của việc gây nên lỗi lầm đó. 

Cách dạy trẻ bướng bỉnh theo từng lứa tuổi 

Cách dạy trẻ 3 – 4 tuổi không nghe lời

Trẻ 3-4 tuổi thường có tính cách khá nghịch ngợm và thường không muốn tuân theo quy tắc hoặc lời chỉ dẫn của người lớn. Điều này là bình thường và đôi khi làm cho việc giáo dục trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, có một số cách để giúp trẻ 3-4 tuổi nghe lời hơn:

  • Đặt ra các quy tắc rõ ràng: Đối với trẻ 3-4 tuổi, cần đặt ra các quy tắc rõ ràng và dễ hiểu để trẻ có thể hiểu và tuân theo. Ví dụ như “không được chạy trong nhà”, “không được đánh bạn”, “không được cắn người khác”…
  • Thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm: Bằng cách này, trẻ sẽ hiểu rằng các quy tắc và lời chỉ dẫn đến từ sự quan tâm và lo lắng của người lớn.
  • Đưa ra lời giải thích hợp lý: Đôi khi trẻ không hiểu lý do tại sao phải tuân theo quy tắc hoặc lời chỉ dẫn. Vì vậy, cần đưa ra lời giải thích hợp lý cho trẻ, tại sao cần phải làm như vậy và những hệ quả nếu không tuân theo.
  • Khuyến khích và tôn trọng: Hãy khuyến khích trẻ và tôn trọng cảm xúc của trẻ khi trẻ tuân theo quy tắc và lời chỉ dẫn của người lớn. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy có giá trị và cảm thấy được động viên khi làm tốt.

Tham khảo ngay: 8 bí quyết dạy trẻ cách nói chuyện trước đám đông | ISSP 

Đọc sách cùng trẻ để kích thích tư duy sáng tạo

Thầy và trò tại ISSP cùng nhau tham gia các hoạt động giáo dục vui vẻ. (Nguồn: ISSP)

Cách dạy trẻ 12 tuổi bướng bỉnh

Bước vào độ tuổi 12, trẻ em bắt đầu trải qua giai đoạn dậy thì, đánh dấu những biến đổi quan trọng về cả thể chất lẫn tinh thần. Đây là thời điểm “nhạy cảm” khi trẻ dễ vướng phải những xáo trộn tâm lý, tình cảm và có nguy cơ cao gặp khủng hoảng. Chính vì vậy, sự quan tâm, thấu hiểu từ cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp con vượt qua giai đoạn này. Thay vì la mắng hay sử dụng đòn roi với con, cha mẹ nên:

  • Tìm hiểu nguyên nhân: Hãy trò chuyện với đứa trẻ để hiểu rõ nguyên nhân tại sao họ lại trở nên bướng bỉnh. Có thể do áp lực từ học tập, gia đình, bạn bè, hoặc cảm thấy thiếu sự quan tâm từ người lớn.
  • Lắng nghe và thấu hiểu: Khi trò chuyện với đứa trẻ, hãy lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của các em. Đôi khi, trẻ chỉ muốn có một người lắng nghe và chia sẻ cùng họ.
  • Thiết lập quy tắc rõ ràng: Thiết lập quy tắc rõ ràng và đưa ra lý do tại sao các quy tắc đó cần phải được tuân thủ. Việc này sẽ giúp đứa trẻ hiểu rõ hơn về các hành động của mình và cách thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.
  • Khuyến khích đứa trẻ thể hiện cảm xúc: Khuyến khích đứa trẻ thể hiện cảm xúc của mình, tìm hiểu cách giải quyết vấn đề một cách khách quan và hiệu quả hơn.

rèn luyện sự tự tin

Trẻ bướng bỉnh – bố mẹ cần làm gì? (Nguồn: ISSP)

Phương pháp Công lý phục hồi – Cách giáo dục trẻ không đòn roi tại trường Quốc Tế Saigon Pearl 

Trường mầm non và tiểu học quốc tế Saigon Pearl là ngôi trường đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh được hai tổ chức Hội đồng các trường quốc tế (CIS), Hiệp hội các trường phổ thông và Đại học New England (NEASC) kiểm định toàn diện. Tọa lạc tại 92 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, do đó, trường nằm ở vị trí trung tâm của thành phố, thuận tiện cho việc học tập cũng như ghé thăm mô hình giáo dục đạt chuẩn Quốc Tế của các em học sinh và phụ huynh. Vậy, cách dạy không đòn roi có được áp dụng tại ISSP không? Nếu có, Saigon Pearl đã tổ chức phương thức giáo dục này như thế nào? 

Học sinh và thầy cô tại Trường Saigon Pearl luôn thân thiện và gần gũi. (Nguồn: ISSP)

Phương pháp Công lý phục hồi (Restorative Justice) là một phương pháp giáo dục tích cực và không sử dụng đòn roi để giáo dục các em học sinh tại ISSP. Phương pháp này tập trung vào việc đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề bằng cách đưa các bên liên quan vào cuộc hội thoại và đưa ra các giải pháp hợp lý nhất.

Trong quá trình hội thoại, các em học sinh sẽ được phát biểu quan điểm của mình, lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của người khác, tìm kiếm các giải pháp khả thi và đưa ra cam kết để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, phương pháp này không những giúp giáo viên giải quyết các vấn đề nội bộ của lớp học một cách hiệu quả, mà còn giúp phát triển kỹ năng xã hội và cảm thông của học sinh.

Tại trường Quốc Tế Saigon Pearl, phương pháp Công lý phục hồi được áp dụng như sau:

  • Xây dựng một môi trường giáo dục an toàn và đồng tình thấu hiểu: Giáo viên tạo ra một môi trường giáo dục an toàn và đồng tình , chia sẻ và quan tâm đến cảm xúc, hành động của học sinh bằng cách khuyến khích các em chia sẻ ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách chân thành và trân trọng. Khi gặp tình huống mâu thuẫn hay con trẻ phạm lỗi, thay vì thầy cô sẽ đưa ra các hình phạt ngay lập tức thì tại ISSP, học sinh sẽ được các giáo viên hỗ trợ, đồng hành cùng tìm ra nguyên do, đánh giá đâu là hành vi sai trái,… Từ đó, giúp trẻ hiểu 
  • Tìm hiểu nguyên nhân của xung đột: Giáo viên và học sinh cùng tìm hiểu nguyên nhân của xung đột và thực hiện các cuộc hội thoại xây dựng để giải quyết vấn đề một cách tích cực.
  • Tìm kiếm giải pháp: Giáo viên và học sinh cùng nhau tìm kiếm các giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề, tránh việc sử dụng hình phạt.

vừa học vừa chơi giúp trẻ phát triển vượt trội

Cách dạy con không đòn roi sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện (Nguồn: ISSP)

Để hiểu hơn về phương pháp giáo dục không đòn roi này cũng như khám phá điều kiện cơ sở vật chất tại ISSP, quý phụ huynh cùng các em học sinh có thể liên hệ theo 2 phương thức liên lạc Tư vấn ngay hoặc Đặt lịch tham quan ngay

Thông qua bài viết trên, trường Quốc Tế Saigon Pearl hy vọng quý phụ huynh cùng các em học sinh đã hiểu hơn về cách dạy con không đòn roi – phương pháp giáo dục phổ biến nhất hiện nay. Song, để khám phá sâu hơn về cách thức tổ chức các chương trình và hoạt động giảng dạy theo phương pháp giáo dục không đòn roi này, các bố mẹ có thể đăng ký ngay hành trình tham quan hoặc Fanpage  để trải nghiệm trường Saigon Pearl.