Fraud Blocker 8 loại hình trí thông minh của trẻ cha mẹ nên lưu ý | ISSP
Zalo OA icon
image
November 9, 2021

8 loại hình trí thông minh của trẻ cha mẹ nên biết giúp bé phát triển toàn diện

Trí thông minh của trẻ cần được kích thích và nuôi dưỡng qua từng ngày. Để trẻ có thể phát huy được tài năng của bản thân. Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Howard Gardner, trẻ em có đến 8 loại hình trí thông minh khác nhau. Ứng với mỗi loại trí thông minh, mỗi đứa trẻ sẽ nổi trội ở những lĩnh vực khác nhau. Do đó, các bậc phụ huynh nên biết bé nhà mình có loại trí thông minh nào, từ đó định hướng giúp trẻ phát triển tối đa khả năng của bản thân. Nếu các bậc phụ huynh vẫn chưa biết về 8 loại hình trí thông minh của trẻ này, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau từ ISSP.

Đặt lịch tham quan Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) ngay hôm nay để trải nghiệm phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm giúp trẻ với nhiều loại hình trí thông minh khác nhau phát triển toàn diện.

Trí thông minh ngôn ngữ (Linguistic intelligence)

Trí thông minh ngôn ngữ là một trong 8 loại trí thông minh của trẻ thể hiện thông qua ngôn ngữ, bao gồm cả việc nói và viết của trẻ. Trẻ yêu thích các câu từ, chữ viết, ngữ nghĩa như các câu chuyện kể, chuyện cổ tích, thơ ca, các trò chơi ô chữ, các câu đố… Bên cạnh đó, trẻ sẽ có khả năng diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ của mình thông qua ngôn ngữ tốt hơn.

Để giúp trẻ phát huy tối đa trí thông minh ngôn ngữ, các bậc cha mẹ nên thường xuyên đọc truyện cho cùng bé, lắng nghe bé kể những câu chuyện của mình, khích lệ trẻ giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh, tập cho trẻ thói quen đọc sách, dạy trẻ viết nhật ký hoặc cho trẻ tham gia hoạt động báo tường trên lớp…

Xem thêm: Giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng phong phú

Trí thông minh ngôn ngữ

Trí thông minh logic – toán học (Logical mathematical intelligence)

Những trẻ em có trí thông minh logic – toán học thường nổi trội với khả năng lập luận tốt, khả năng suy luận một cách khoa học và logic. Trẻ có xu hướng thích các trò chơi liên quan đến tính toán, con số, ghép hình… Cách giúp phát triển loại trí thông minh của trẻ trên phương diện logic – toán học là dạy trẻ cách tính nhẩm hoặc sử dụng máy tính để tính toán; dạy trẻ chơi các trò chơi chiến lược như cờ tướng, cờ vua, caro… hoặc trò chơi giải các câu đố logic; dạy trẻ cách sắp xếp, phân loại sự vật xung quanh theo màu sắc, hình dạng, kích thước…

Xem thêm: 31 trò chơi trí tuệ vận động cho trẻ mầm non Đơn giản, Vui nhộn

Trí thông minh không gian (Spatial intelligence)

Trí thông minh không gian thể hiện thông qua khả năng cảm nhận, nhận thức hình ảnh, màu sắc, đường nét và không gian nhạy bén. Trẻ có trí thông minh không gian thường học tập hiệu quả hơn thông qua hình ảnh và thích các họa tiết, hoa văn, mô hình… Với những trẻ có trí thông minh không gian, các bậc phụ huynh có thể giúp bé phát triển khả năng tưởng tượng, liên tưởng bằng cách chơi cùng bé các trò chơi xếp hình, nối chữ, ô chữ…, cho bé vẽ các khối hình hoặc vẽ tự do theo sở thích, để bé tự trang trí góc học tập của mình…

Trí thông minh không gian

Trí thông minh thể chất – vận động (Bodily – kinesthetic intelligence)

Trí thông minh thể chất – vận động của trẻ thể hiện qua các khả năng vận động cơ thể khéo léo. Trẻ thường yêu thích và nổi bật trong các hoạt động thể chất như thể thao, khiêu vũ, đóng kịch… Để giúp phát triển trí thông minh của trẻ về mặt thể chất – vận động, cha mẹ nên cho bé tham gia nhiều các hoạt động thể thao như đá bóng, bơi lội, chạy bộ…; cho trẻ tham gia các lớp võ thuật, khiêu vũ, đóng kịch… tùy theo sở thích của trẻ; khuyến khích trẻ thường xuyên tham gia các trò chơi bật nhảy, nhảy dây, đuổi bắt cùng bạn bè…

Trí thông minh thể chất – vận động

Trí thông minh giao tiếp – tương tác xã hội (Interpersonal intelligence)

Các bé có trí thông minh giao tiếp – tương tác xã hội thích việc giao tiếp xã hội, tương tác với mọi người xung quanh và thường có tính cách hướng ngoại. Trẻ rất dễ kết bạn và hòa nhập nhanh với môi trường mới. Trẻ thường xuyên giúp đỡ các bạn cùng tuổi và thích làm việc đội nhóm, hợp tác với người khác. Để hỗ trợ trẻ có loại trí thông minh này phát triển tốt hơn, cha mẹ có thể khuyến khích con tham gia các hoạt động đội nhóm, các lớp kịch nói, diễn xuất, MC… giúp rèn luyện khả năng tương tác của trẻ; thường xuyên đưa trẻ đi nhiều nơi, giúp trẻ có nhiều góc nhìn khác nhau về sự vật, hiện tượng…

Trí thông minh giao tiếp – tương tác xã hội

Trí thông minh nội tâm (Intrapersonal intelligence)

Trí thông minh nội tâm là một trong 8 loại trí thông minh của trẻ thể hiện ở việc trẻ biết rõ sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, cảm xúc của mình và có khả năng suy nghĩ độc lập. Với loại hình trí thông minh này, các bé thường có tính cách hướng nội, thích làm việc độc lập và ít hòa nhập với đám đông. Những cách giúp trẻ phát triển trí thông minh nội tâm là cha mẹ nên để bé nêu ra quan điểm của mình, hạn chế áp đặt trẻ; dành cho trẻ không gian riêng học tập và chơi một mình; dạy trẻ cách quản lý cảm xúc cá nhân…

Trí thông minh nội tâm

Trí thông minh tự nhiên (Naturalist intelligence)

Trí thông minh tự nhiên hay còn gọi là trí thông minh thiên nhiên thể hiện qua khả năng quan sát, khám phá thế giới tự nhiên của trẻ. Đặc điểm dễ nhận thấy ở loại trí thông minh của trẻ này là các bé rất yêu thích thiên nhiên và các hoạt động ngoài trời từ động vật, thực vật cho đến môi trường. Để giúp trẻ phát triển, cha mẹ nên cho bé tiếp xúc nhiều với cây cối, con vật; dạy trẻ về thế giới tự nhiên và các hiện tượng tự nhiên như núi lửa, rừng, biển, mưa, băng tan…; cho trẻ đọc sách về các loài động thực vật, côn trùng; nuôi thú cưng hoặc trồng hoa trong nhà…

Trí thông minh tự nhiên

Trí thông minh âm nhạc (Musical intelligence)

Một trong 8 loại trí thông minh của trẻ phổ biến là trí thông minh âm nhạc. Trẻ có trí thông minh âm nhạc thường có khả năng nắm bắt giai điệu và nhịp điệu tốt, thích nghe nhạc, thích chơi các loại nhạc cụ và hát hò. Để hỗ trợ bé phát triển tốt nhất tố chất này, các bậc phụ huynh có thể cho bé tham gia vào các lớp âm nhạc, cho trẻ nghe nhạc thường xuyên, cho bé tự chọn lựa các bài hát yêu thích, khuyến khích trẻ vỗ tay theo nhịp hoặc sáng tác các giai điệu của riêng mình…

Trí thông minh âm nhạc

Chương trình giáo dục mầm non, tiểu học tại Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP)

Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) là trường quốc tế Việt Nam dành cho trẻ từ 18 tháng đến 11 tuổi tại Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. ISSP là trường quốc tế bậc mầm non và tiểu học duy nhất tại TP.HCM được công nhận toàn diện bởi cả CIS (Council of International School)) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges), hai trong số các tổ chức kiểm định quốc tế uy tín. Hiện, trường ISSP đang là trường giảng dạy chương trình Tú tài Quốc tế cho Bậc Tiểu học (IB PYP) được công nhận toàn cầu.

Trường Mầm Non và Trường Mẫu Giáo Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Tại Trường Mầm Non và Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl, trẻ sẽ được tiếp cận với chương trình giảng dạy theo khung chương trình IB PYP kết hợp tiêu chuẩn của Mỹ bởi đội ngũ giảng viên nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn cao. Trong suốt thời gian học tập ở trường, trẻ sẽ được được trang bị đầy đủ kiến thức và các kỹ năng sống cần thiết để trở thành những công dân toàn cầu kiểu mẫu. Do đó, khi cho con học tại trường ISSP, các bé sẽ được các giáo viên tận tâm tìm hiểu về tính cách, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu… cũng như từng loại hình trí thông minh khác nhau của từng trẻ, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp và giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Để đặt lịch tham quan trường ISSP tìm hiểu nhiều hơn về trường và được tư vấn kỹ càng, chi tiết hoặc quý phụ huynh có thể liên hệ Phòng Tuyển Sinh của trường thông qua 2 hình thức dưới đây.

Qua bài viết trên có thể thấy được rằng mỗi một đứa trẻ đều là thiên tài với những ưu điểm của riêng mình. Nếu được phát hiện và hỗ trợ phát triển thế mạnh của mình ngay từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ tự tin và thành công hơn trong học tập và cuộc sống. Do đó, trách nhiệm của cha mẹ nên nhìn nhận đúng về 8 loại hình trí thông minh của trẻ và có những cách giáo dục phù hợp, giúp con phát triển toàn diện.

Lớp Học Thử Mầm Non: Cộng Đồng Quanh Con
Lớp học thử này sẽ khuyến khích con nhận biết cảm xúc của mình và hiểu cách cảm xúc tác động đến các mối quan hệ của con ra sao, đặt nền tảng cho trí tuệ cảm xúc và các kỹ năng xã hội của con về sau. 9:00 AM ngày 03/10/2024