Fraud Blocker Bé làm quen với tiếng Anh - bố mẹ nên cho con học từ sớm | ISSP
Zalo OA icon
aHR0cHM6Ly93d3cuaXNzcC5lZHUudm4vZmlsZXMvSUIlMjBQcm9ncmFtbWVzLnBuZz9OS3RxNVV5djZYT1FaZWU0bHdGR3Vrc0hEa2xxYnZ0Vg
March 16, 2023

Bé Làm Quen Với Tiếng Anh – Bố Mẹ Nên Cho Con Học Từ Sớm | ISSP

Bé làm quen với tiếng Anh ngay lúc còn nhỏ có tốt không? Có nên cho con trẻ tiếp xúc với tiếng Anh thường xuyên không? Bố mẹ muốn phát triển khả năng nghe nói đọc viết cho con bằng tiếng Anh phải làm sao? Để giải đáp những thắc mắc này, các bậc bố mẹ có thể cùng trường Quốc Tế Saigon Pearl tìm hiểu các thông tin ở bài viết dưới đây.

Ngoài ra, quý phụ huynh cùng các em học sinh có thể trải nghiệm và khám phá môi trường cũng như điều kiện cơ sở vật chất, giáo dục tại trường Quốc Tế Saigon Pearl bằng cách đặt lịch hẹn tham quan:  

Những lý do bố mẹ nên cho bé làm quen với tiếng Anh trong độ tuổi mầm non

Ở trẻ em, khoảng thời gian não bộ thích nghi và nhạy bén nhất với ngôn ngữ chính là 6 năm đầu đời. Đây được xem là “thời điểm vàng’ để trẻ có thể tiếp thu tốt nhất đa ngôn ngữ. Ngoài các khía cạnh ngôn ngữ, trẻ còn có thể phát huy về mặt thể chất, tinh thần và trí tuệ một cách toàn diện nhất. Vì vậy, việc cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh sớm sẽ khiến não bộ của trẻ hoạt động như một thói quen tốt, giúp phát triển các khả năng nghe nói tiếng Anh một cách tự nhiên nhất, tự tin giao tiếp.

Đặc biệt, từ độ tuổi 1,5 – 3 tuổi trẻ đã dần có thể nhận biết được hình dạng và hiểu được ý nghĩa của từ ngữ. Do đó, đây chính là “thời điểm vàng” để phụ huynh có thể tận dụng giúp cho trẻ có thể phát triển tiếng Anh tốt nhất thông qua những mô hình trò chơi kèm những từ vựng đơn giản hay những bài hát tiếng Anh dành cho trẻ em, giúp kích thích não bộ, phát triển tối đa khả năng nhận biết ngôn ngữ.

Xem thêm: Các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 0 – 11 tuổi

Lý giải vì sao bố mẹ nên cho bé làm quen với tiếng Anh từ sớm. (Nguồn: ISSP)

Nên cho bé làm quen tiếng anh thông qua các hoạt động nào?

Hoạt động, thực hành, hình ảnh hơn lý thuyết

Phương pháp giúp bé phát triển tiếng Anh tốt không chỉ thông qua các bài học tại trường lớp. Thầy cô sẽ giúp việc tiếp nhận ngôn ngữ thú vị hơn thông qua các hoạt động vui chơi, giao tiếp thường ngày. Đây là cách giúp trẻ có thể vừa học vừa chơi mà vẫn có thể tăng khả năng tiếng Anh cả trong giao tiếp và học tập, khiến việc đến trường không còn nhàm chán với trẻ.

Xem thêm: 31 Trò chơi trí tuệ, vận động, tập thể cho trẻ mầm non đơn giản, vui nhộn

Sử dụng các học cụ để tăng hoạt động của học sinh

Hiện nay, đã có rất nhiều cách để giúp trẻ tiếp thu tiếng anh tốt nhất thông các học cụ để tăng hoạt động cho trẻ. Truyện tranh song ngữ cũng được xem như là một học cụ như sách. Đặc biệt, truyện tiếng Anh còn thu hút sự tập trung của trẻ hơn bởi những hình ảnh màu sắc bắt mắt bên trong.

Bên cạnh đó, đi kèm với những quyển sách, quyển truyện tiếng Anh còn có cả audio giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe tiếng Anh. Phụ huynh nên dành thời gian đọc và cho trẻ nghe có thể vừa dạy vừa chơi cùng trẻ. Đồng thời, giải thích những từ vựng mà con chưa hiểu giúp trẻ tăng khả năng nhận biết từ vựng tốt hơn. 

Xem thêm: Phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ từ sớm giúp trẻ thông minh, sáng tạo

Trẻ chăm đọc sách song ngữ giúp phát triển vốn từ vựng. (Nguồn: ISSP)

Tập trung kỹ năng nói nhiều hơn nghe – viết

Có những trường hợp, phụ huynh đã quá tập trung vào kỹ năng nghe và viết tiếng Anh nhưng lại quên kỹ năng nói. Khiến trẻ bị hạn chế khả năng giao tiếp tiếng Anh, thiếu tự tin và rụt rè. Việc thường xuyên trò chuyện cùng trẻ bằng tiếng Anh sẽ giúp cho khả năng nói của con phát triển tốt hơn, bố mẹ có thể nói về những câu chuyện thường ngày với những từ ngữ đơn giản. Điều này sẽ giúp con nhận thức được tiếng Anh là một ngôn ngữ rất quen thuộc, không còn rụt rè khi giao tiếp. 

Nói tiếng Anh không là chưa đủ, phụ huynh cũng cần cải thiện khả năng phát âm của trẻ tránh trường hợp phát âm sai. Điều này môi trường giáo dục sẽ ảnh hưởng rất nhiều, giáo viên có phát chuẩn sẽ giúp các phát âm của trẻ tốt hơn vì trẻ sẽ có xu hướng bắt chước, từ đó sẽ hình thành thói quen khi nói tiếng Anh.

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Hỗ Trợ Phụ Huynh Của Học Sinh ESL (ESL: Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai)

Phương châm “Vui hơn điểm số”

Điểm số là một cách động viên con trẻ phổ biến trong giáo dục. Khi chúng làm đúng sẽ được điểm cao, nhưng vô tình điều đó đã trở thành áp lực với con trẻ. Những câu nói của phụ huynh như “Đi học được bao nhiêu điểm” sẽ khiến trẻ cảm thấy mục đích của việc đi học là để được điểm cao. Trẻ sẽ chỉ tập trung để có thể lấy được điểm nhưng lại không thực sự hiểu được cốt lõi của việc đi học chính là tri thức và sự hiểu biết.

Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp thu nhất là với trẻ em. Vì vậy, hãy để trẻ có một tâm lý thoải mái khi đến trường, vừa học vừa chơi sẽ giúp trẻ vừa có tâm trạng tốt vừa đạt được hiệu quả trong quá trình tiếp thu tri thức.

Xem thêm: Học thông qua chơi: phương pháp tiếp cận giáo dục cho trẻ mầm non | ISSP

Học sinh trường ISSP vừa học vừa chơi giúp phát triển toàn diện (Nguồn: ISSP)

Bắt chước hơn ngữ pháp

Ở trẻ nhỏ, việc bắt chước chính là cách chúng học được từ môi trường xung quanh, bắt chước giúp quá trình tiếp thu của trẻ nhanh hơn. Do đó, không thể ép trẻ học theo một khuôn khổ như học theo ngữ pháp mà hãy hướng dẫn để trẻ có thể bắt chước theo một cách tự nhiên. Vì vậy, trẻ bắt chước điều tốt hay xấu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường giáo dục và cả bố mẹ. Việc bắt chước còn giúp ít cho kỹ năng phát âm của trẻ tốt hơn khi được tiếp xúc gần với người bản xứ, đặc biệt là giáo viên nước ngoài.

Xem thêm: Chương trình EAL (Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung) tại Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP)

Chơi nhiều hơn dạy

Đối với trẻ em, giáo viên không thể áp dụng những giáo trình quá khắt khe để giảng dạy. Thay vào đó, việc cho trẻ chơi nhiều hơn dạy sẽ là một phương pháp giúp cho trẻ tiếp thu nhanh hơn, giáo viên sẽ truyền đạt bài học thông qua những trò chơi hoặc những món đồ chơi nhiều màu sắc. Trẻ sẽ có tâm lý thoải mái khi học, nhờ đó khả năng tiếp thu sẽ được phát huy tối đa.

Xem thêm: Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ cần được chú trọng

Phương pháp Early English Immersion – Cho trẻ “tắm trong ngôn ngữ tiếng Anh từ sớm” tại ISSP

Với chương trình học được sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh, do đó, Trường Quốc Tế Saigon Pearl đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ và giúp đỡ các em học sinh phát triển và rèn luyện tiếng Anh ngay từ bậc mầm non. ISSP đang nỗ lực để tạo nên một môi trường giáo dục hiện đại bậc nhất, giúp trẻ thấm nhuần và sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, lưu loát với phương pháp Early English Immersion. Thông qua mọi hoạt động giáo dục, vui chơi và sinh hoạt tại trường, trẻ được tiếp xúc và phát triển tiếng Anh một cách tự nhiên như người bản xứ. 

Không chỉ dành riêng cho bậc mầm non, ở bậc Tiểu học, học sinh tại đây cũng được nhà trường tổ chức chương trình bổ trợ tiếng Anh (EAL) giúp cho các em còn bỡ ngỡ với Tiếng Anh nhanh chóng được hòa nhập, thích nghi vào môi trường học tập mới, năng động và bắt kịp với chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh tại trường. 

Phương pháp Early English Immersion – Cho trẻ “tắm trong ngôn ngữ tiếng Anh từ sớm” (Nguồn: ISSP)

Chương trình Mầm Non theo khung Tú Tài Quốc Tế IB tại ISSP

Trường mầm non quốc tế Saigon Pearl được biết đến là trường ứng viên Tú Tài Quốc Tế IB, là ngôi trường đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh được Hiệp hội các trường quốc tế CIS, Hiệp hội các trường phổ thông và đại học New England kiểm định toàn diện. Vậy chương trình giáo dục mầm non tại đây có những điểm gì nổi bật so với giáo dục truyền thống? 

Những trải nghiệm đầu đời tích cực sẽ là hành trang vững chắc cho quá trình học tập và làm việc thành công sau này của con trẻ. Thấu hiểu được tầm quan trọng này, Trường quốc tế Saigon Pearl chú trọng đầu tư thiết kế chương trình giảng dạy bậc mầm non dựa theo tiêu chuẩn khung Tú Tài Quốc Tế IB và lấy cảm hứng từ triết lý Reggio Emilia nhằm nâng cao chất lượng trải nghiệm giáo dục tại trường của trẻ. Từ 18 tháng tuổi, thầy cô ISSP sẽ cho trẻ bắt đầu hành trình khám phá các lớp học nhạc, nghệ thuật, kích thích khả năng sáng tạotrí tưởng tượng… Ngoài ra, bên cạnh việc sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, môi trường học tập tiên tiến bao gồm thư viện Mầm non với hơn 18.000 đầu sách tiếng Anh, phòng vận động Smart Steps, sân bóng, hồ bơi,… cũng là điều kiện tốt giúp trẻ phát triển toàn diện, từ việc làm quen và giao tiếp bằng tiếng Anh cho đến phát triển toàn diện các lĩnh vực khác.

Học sinh Saigon Pearl được đội ngũ giảng viên quan tâm, chăm sóc tận tình (Nguồn: ISSP)

Nhằm hiểu rõ hơn về phương pháp giảng dạy cũng như môi trường giáo dục, cơ sở vật chất tại trường Quốc Tế Saigon Pearl, quý phụ huynh có thể liên hệ đến Phòng Tuyển Sinh theo 2 phương thức: 

Qua bài viết trên, có thể thấy tiếng anh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của trẻ. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của con trẻ trong tương lai. Do đó, trường Quốc Tế Saigon Pearl hy vọng bố mẹ sẽ hiểu hơn về các phương pháp giáo dục cũng như có thể đưa ra những quyết định có nên cho bé làm quen với tiếng anh hay không. Nếu còn nhiều thắc mắc liên quan đến chủ đề học tập và làm quen với tiếng anh này, quý phụ huynh vui lòng liên hệ số hotline để được đội ngũ giảng viên tại ISSP hỗ trợ giải đáp!