Fraud Blocker Chuẩn Bị Cho Con Vào Lớp 1: Bố Mẹ Nên Biết, Giúp Trẻ Hòa Nhập | ISSP
Zalo OA icon
chuan bi cho con vao lop 1
June 2, 2023

Chuẩn Bị Cho Con Vào Lớp 1: Bố Mẹ Nên Biết, Giúp Trẻ Hòa Nhập

Trẻ chuẩn bị vào lớp 1 cần học những gì hay chuẩn bị cho con vào lớp 1 gồm những gì là nỗi trăn trở của nhiều phụ huynh bởi đây là cột mốc khá quan trọng, khiến trẻ gặp nhiều bỡ ngỡ và lạ lẫm. Thấu hiểu điều này, bài viết ngay sau đây từ Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) sẽ chia sẻ những thông tin cần biết và kinh nghiệm giúp phụ huynh dễ dàng hơn trong quá trình chuẩn bị cho con vào lớp 1.

>>Xem thêm: 10+ Phương Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Tiểu Học Phát Triển Toàn Diện

>> Tìm hiểu thêm về Chương Trình Tiểu Học tại Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl <<

Kinh nghiệm khi chuẩn bị cho con vào lớp 1

Những đồ dùng cần thiết chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Sau khi nộp hồ sơ cho bé vào tiểu học, Chuẩn bị đồ dùng học tập cho con vào lớp 1 là việc không thể thiếu. Đối với trường tiểu học công lập, phụ huynh cần sắm sửa một số đồ dùng cần thiết cho con như đồng phục, sách giáo khoa, vở ô li, bút chì, tẩy gôm, thước kẻ, màu tô, hộp bút, cặp sách hoặc balo… Tuy nhiên, khi lựa chọn cho con học trường tiểu học quốc tế thì học phí đã bao gồm trọn gói các đồ dùng này, nên phụ huynh không cần phải chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 nhưng đồ dùng này.

Xem thêm: Học phí trường quốc tế CAO NHẤT 2024 gồm khoản phí nào?

Kinh nghiệm chuẩn bị cho con vào lớp 1

Những món đồ dùng học tập cần chuẩn bị cho bé vào lớp 1 (Nguồn: Internet)

Rèn luyện sự tự tin cho trẻ

Khi vào lớp 1, con sẽ phải làm quen với môi trường mới, phải tự lập và chịu trách nhiệm với việc học của mình. Do đó, một trong những sự chuẩn bị cho con vào lớp 1 mà phụ huynh cần làm là rèn luyện cho con sự tự tin. Điều này sẽ giúp con dễ dàng hòa nhập với môi trường mới và học tập tốt hơn. Để giúp con tự tin và có tinh thần trách nhiệm, cha mẹ hãy áp dụng 4 cách sau:

  • Trao cho con quyền lựa chọn và ra quyết định.
  • Khuyến khích con tự làm mọi việc trong khả năng và khen ngợi khi con làm tốt.
  • Cho con phụ trách một số việc nhà như dọn phòng, lau bàn ghế, thu dọn đồ chơi, phụ giúp bữa tối…
  • Hỏi ý kiến của con về những vấn đề xung quanh để con có cơ hội chia sẻ quan điểm, cảm xúc của mình.

>>Xem thêm: 

chuan bi cho tre vao lop 1

Rèn luyện sự tự tin cho trẻ (Nguồn: Internet)

Bé chuẩn bị vào lớp 1 cần học những gì? Rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho con vào lớp 1

Bé chuẩn bị vào lớp 1 cần học những gì? Trong quá trình chuẩn bị cho con vào lớp 1, phụ huynh nên rèn luyện cho con những kỹ năng cần thiết. Điều này giúp con không bị áp lực và dễ dàng hơn trong việc bắt kịp chương trình học. Trước tiên, bố mẹ cần biết đến 6 kỹ năng học tập sau:

  • Kỹ năng đọc hiểu: Phụ huynh hãy thường xuyên đọc sách, truyện cho con nghe và sau đó hỏi lại những câu hỏi đơn giản. Điều này sẽ giúp con xây dựng vốn từ, rèn luyện khả năng tập trung và đọc hiểu rất tốt.
  • Kỹ năng làm toán: Con sẽ dễ làm quen với môn toán hơn khi vào lớp 1 nếu được cha mẹ dạy trước về những con số. Cụ thể, cha mẹ hãy trò chuyện với trẻ về những con số và dạy trẻ đếm từ 1 đến 10 sau đó lên đến 100. Kế tiếp cha mẹ có thể cho con làm các bài toán đơn giản như thêm, bớt 1 và tăng dần con số thêm 2, bớt 2, thêm 5, bớt 3… tùy theo khả năng của trẻ.
  • Kỹ năng đặt câu hỏi: Phụ huynh nên khuyến khích con suy nghĩ, biết thắc mắc và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh. Ví dụ: Vì sao thế này? Vì sao điều đó lại diễn ra? Kỹ năng này sẽ giúp con học hỏi tốt hơn khi vào lớp 1.
  • Kỹ năng viết: Cha mẹ hãy để con cảm thấy viết là một kỹ năng thú vị bằng cách dạy con cầm bút và có thể tô theo những hình thù ngộ nghĩnh. Khi đã dần quen, phụ huynh hãy tập con tô những đường nét đơn giản, dấu câu và chữ cái. Đối với các từ mà con viết hoặc tô sai, cha mẹ hãy kiên nhẫn giải thích, hướng dẫn cho đến khi con làm đúng.
  • Kỹ năng tự học: Thời gian biểu của học sinh lớp 1 sẽ có nhiều thay đổi so với mầm non. Lúc này, trẻ cần bắt đầu chủ động hơn trong việc học. Cha mẹ nên cùng con xây dựng thói quen học tập trẻ bằng cách lập thời gian biểu. Trong giai đoạn đầu, phụ huynh nên theo dõi để biết trẻ đặc biệt yêu thích hoặc sợ môn học nào để có phương pháp chuẩn bị và điều chỉnh phù hợp.
  • Kỹ năng nhận biết về thế giới tự nhiên: Dạy trẻ lớp 1 về thế giới tự nhiên giúp trẻ nâng cao khả năng quan sát và phát triển toàn diện hơn. Đây là cơ hội để trẻ trực tiếp trải nghiệm, đồng thời khơi gợi trí tò mò về thế giới tự nhiên của trẻ. Các hoạt động trẻ lớp 1 có thể tham gia như: trồng cây, tham quan công viên, nuôi thú cưng…
Những đồ dùng cần thiết chuẩn bị cho con vào lớp 1

Chuẩn bị các kỹ năng cần thiết cho con vào lớp 1 (Nguồn: Internet)

Tiếp đến, các kỹ năng sống cũng là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Cụ thể,

  • Kỹ năng giao tiếp: Bước vào môi trường mới, trẻ sẽ phải giao tiếp với nhiều bạn bè và thầy cô mới. Vậy nên, phụ huynh cần chuẩn bị và khuyến khích trẻ giao lưu vào tiếp xúc với mọi người xung quanh. Hãy gợi ý và khuyến khích trẻ tự giới thiệu bản thân trong ngày đầu nhập học.
  • Kỹ năng tự phục vụ: Vào lớp 1 là giai đoạn đầu cho trẻ học cách tự lập. Lúc này, cha mẹ nên dạy trẻ chăm sóc bản thân, tự phục vụ những nhu cầu cơ bản như: tự dọn dẹp bàn học, tự soạn sách vở theo thời khóa biểu, tự gấp quần áo…
  • Kỹ năng bảo vệ bản thân: Phụ huynh nên dạy trẻ cách bảo vệ bản thân để giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc khi bước vào môi trường tiểu học. Ở độ tuổi này, trẻ nên biết cách xử lý tình huống khi gặp người lạ, hỏa hoạn, hay bị thương.
  • Kỹ năng đề nghị sự giúp đỡ: Khi tiếp xúc với môi trường mới, trẻ có thể gặp nhiều bỡ ngỡ. Lúc này, cha mẹ nên gợi ý những tình huống mà trẻ có thể nhờ sự giúp đỡ của thầy cô hoặc bạn bè xung quanh.
  • Kỹ năng vận động: Để phát triển toàn diện, cha mẹ nên khuyến khích trẻ rèn luyện thể chất  thông qua các hoạt động vui chơi, hay những môn thể thao. Việc này sẽ giúp trẻ tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, uể oải và đảm bảo thể lực khi lịch học bắt đầu dạy hơn.

Chuẩn bị tâm lý cho con vào lớp 1

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 tâm lý vững vàng, cởi mở là một trong những nội dung cần thiết mà cha mẹ nên làm. Bên cạnh giáo trình lớp 1 có nhiều thay đổi, môi trường tiểu học sẽ khác biệt rất nhiều so với môi trường mẫu giáo. Con sẽ học với những người bạn mới, không còn được cô giáo chăm sóc và hỗ trợ nhiều như khi còn ở bậc mầm non. Vì vậy, cha mẹ cần trò chuyện về những điều này để con có sự chuẩn bị tâm lý tốt nhất, nhằm giúp còn giảm cảm giác bỡ ngỡ. Bên cạnh đó, nếu con vẫn cảm thấy sợ khi vào lớp 1, cha mẹ hãy giải thích rằng “ai cũng phải vào lớp 1”, “vào lớp 1 chứng tỏ con của cha/mẹ đã lớn hơn”, “vào lớp 1 chứng tỏ con đã học rất ngoan và tốt ở bậc mầm non, mẫu giáo”… và thường xuyên khích lệ, động viên trẻ.

>>Xem thêm: Các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 0 – 11 tuổi

Chuẩn bị thể lực cho trẻ vào lớp 1

Bước vào môi trường mới yêu cầu nhiều kỹ năng hơn, cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ một sức khỏe thật tốt. Hãy đảm bảo trẻ có lịch sinh hoạt khoa học, được nghỉ ngơi và giải trí điều độ. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn của trẻ. Trước hết, cha mẹ sẽ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con thường xuyên để đưa ra thực đơn phù hợp.

> Xem thêm: Lợi Ích Và Các Hình Thức Giáo Dục Thể Chất Cho Trẻ Mầm Non

Giúp trẻ làm quen với nề nếp, kỉ luật ở trường tiểu học

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là một giai đoạn quan trọng trong cuộc sống học tập của mỗi đứa trẻ. Một trong những yếu tố quan trọng cần chú trọng là giúp trẻ làm quen với nề nếp và kỉ luật ở trường tiểu học. Dưới đây là một số gợi ý để giúp trẻ chuẩn bị tốt cho những khía cạnh này:

  1. Thiết lập một lịch trình hàng ngày: Trước khi bước vào lớp 1, hãy giúp trẻ quen với việc có một lịch trình hàng ngày rõ ràng. Bao gồm thời gian dậy sớm, thời gian ăn uống, thời gian học tập và chơi đùa. Việc tuân thủ lịch trình sẽ giúp trẻ hiểu rõ những hoạt động cần làm và phát triển thói quen tự quản.
  2. Giải thích về quy định và quy tắc của lớp học: Trẻ sẽ được học cách tuân thủ quy định và quy tắc trong lớp học. Trước khi trẻ vào lớp 1, hãy giải thích cho trẻ về những quy định và quy tắc này và ý nghĩa của chúng. Ví dụ, giải thích về việc không nói chuyện khi giáo viên đang giảng bài để mọi người có thể tập trung.
  3. Phát triển kỹ năng tự quản: Hãy tạo cơ hội cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, như tự mặc áo, giữ gìn đồ dùng cá nhân và dọn dẹp đồ chơi. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng tự quản và trách nhiệm cá nhân, hai yếu tố quan trọng trong nề nếp và kỉ luật.
  4. Xây dựng hệ thống khen ngợi và động viên: Tạo ra một hệ thống khen ngợi tích cực để khích lệ trẻ tuân thủ nề nếp và kỉ luật. Khi trẻ thể hiện những hành vi đúng, hãy khen ngợi và động viên trẻ. Điều này giúp trẻ cảm thấy động viên và có động lực để tiếp tục tuân thủ quy tắc.
  5. Hỗ trợ và giao tiếp với giáo viên: Giao tiếp thường xuyên với giáo viên để nắm bắt tình hình học tập và hành vi của trẻ. Thông qua việc hỗ trợ và hợp tác với giáo viên, bạn có thể xây dựng một môi trường học tập tích cực và đồng thời giúp trẻ hiểu rõ hơn về nề nếp và kỉ luật trong lớp học.

Nhớ rằng, quá trình làm quen với nề nếp và kỉ luật là một quá trình dần dần. Hãy kiên nhẫn và đồng hành cùng trẻ trong việc phát triển những yếu tố này, giúp trẻ có một khởi đầu tốt khi bước vào lớp 1.

Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Sự lo lắng khi chuẩn bị cho con vào lớp 1 là điều không tránh khỏi, nhưng phụ huynh có thể yên tâm khi cho con học tại Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP), một trong những trường tiểu học quốc tế tại TP.HCM uy tín và chất lượng. Các phương pháp sư phạm của trường và đội ngũ giáo viên tâm lý, thấu hiểu tính cách và biết cách giao tiếp khéo léo sẽ giúp con dễ dàng hòa nhập khi vào lớp một.

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế dành cho trẻ ở độ tuổi từ 18 tháng đến 11 tuổi tại khu vực Bình Thạnh, TP.HCM, Việt Nam. Trường ISSP tự hào là trường mầm non và tiểu học quốc tế đầu tiên tại TP.HCM được chứng nhận toàn diện bởi 2 tổ chức kiểm định giáo dục uy tín quốc tế là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Hiện Trường Quốc Tế Saigon Pearl còn đang là trường giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP).

Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl (Nguồn: ISSP)

Tại Trường Tiểu Học Quốc Tế Saigon Pearl, khung chương trình IB PYP được áp dụng vào chương trình giảng dạy một cách khoa học, hiệu quả. Học sinh sẽ được các giáo viên trao quyền học tập theo nhịp điệu riêng của mình, giáo viên là người giám sát, hướng dẫn. Qua đó, trẻ sẽ có ý thức độc lập, biết chịu trách nhiệm và biết cách làm chủ việc học. Không chỉ thế, học sinh còn được rèn luyện kỹ năng mềm, phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí lực trong môi trường được thiết kế lấy trẻ làm trung tâm của việc giáo dục.

Phụ huynh hãy đến tham quan trường để tìm hiểu cụ thể hơn về cơ sở vật chất, chương trình học và đội ngũ giáo viên. Từ đó, phụ huynh sẽ phần nào dễ dàng và yên tâm trong việc lựa chọn cho con ngôi trường phù hợp. Phụ huynh có thể liên hệ đến Phòng tuyển sinh của trường ISSP để được tư vấn chi tiết hơn hoặc đặt lịch hẹn tham quan trường qua 2 cách dưới đây:

Nội dung bài viết trên đây đã chia sẻ đến phụ huynh về những gì cần chuẩn bị cho con vào lớp 1 cũng như bé chuẩn bị vào lớp 1 cần học những gì. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong quá trình chuẩn bị để con có bước chuyển tiếp thật tốt cùng một tinh thần vững vàng, tự tin.

Xem thêm: nội tâm là gì, trò chơi cho trẻ mầm non, cách dạy con, kỹ năng sống cho trẻ mầm non, phương pháp reggio emilia

Chương trình ưu đãi giới thiệu học sinh mới ISSP
Ưu đãi 10% học phí năm học 2024-2025