Fraud Blocker Thí Nghiệm Khoa Học Cho Trẻ Mầm Non Quốc tế Saigon Pearl
Zalo OA icon
thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non thumbnail
July 7, 2023

Thí Nghiệm Khoa Học Cho Trẻ Mầm Non Tại Trường Quốc tế Saigon Pearl

Thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non là chương trình học tập mới mẻ được nhiều bậc phụ huynh quan tâm và tìm hiểu. Không chỉ tạo cơ hội để trẻ rèn luyện khả năng quan sát nhạy bén, việc tham gia thực hiện các thí nghiệm khoa học như vậy cũng tạo tiền đề để trẻ hình thành tư duy phản biện, đa chiều từ sớm. Qua bài viết hôm nay, Trường Quốc Tế Saigon Pearl sẽ giới thiệu tất tần tật các thí nghiệm khoa học đơn giản, dễ thực hiện và vui nhộn cho trẻ. 

Ngoài ra, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường ISSP để có cơ hội trải nghiệm các hoạt động thí nghiệm thú vị, bổ ích dành cho các em học sinh:

Lợi ích của thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non

Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi được xem là “thời điểm vàng” để giúp trẻ mầm non rèn luyện các kỹ năng, năng lực trí tuệ về sau. Những nghiên cứu về thần kinh và tâm lý học ở trẻ đều đã chỉ ra rằng sự phát triển của não bộ trong lứa tuổi này là tốt nhất để tiếp thu các kiến thức và lưu giữ mãi về sau. Vì vậy, việc cho các con tìm hiểu và khám phá về những hiện tượng kỳ thú xung quanh thông qua những thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non là điều cần thiết. Bởi các thí nghiệm này có thể mang đến một số lợi ích như sau:

Giúp trẻ khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh

Xã hội ngày càng phát triển một cách văn minh nên con người cần vận dụng những kiến thức khoa học để đưa ra những đánh giá, nhận định đúng đắn và ứng dụng vào trong cuộc sống. Vì thế, các thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non chính là cơ hội tốt giúp trẻ khám phá và tìm hiểu thêm những kiến thức hay ho về thế giới xung quanh.  

Thông qua những kiến thức thu thập được từ những thực nghiệm, trẻ sẽ dần hình thành được lối tư duy đúng đắn và khoa học về những vấn đề của mọi mặt trong cuộc sống. Chẳng hạn như, để lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe của gia đình thì cần có kiến thức, hiểu biết về những loại vitamin, khoáng chất, cách bảo quản thực phẩm, cách chế biến thực phẩm,…

>>> Xem thêm: Các buổi học giúp trẻ mở rộng thế giới quan ở Saigon Pearl

Thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non tạo cơ hội để trẻ khám phá mọi thứ xung quanh (Nguồn: ISSP)

Giúp trẻ phát triển tư duy logic và quan sát

Khám phá khoa học chính là hình thức học tập tốt nhất để rèn luyện tư duy logic. Trong các chương trình thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non đều có lồng ghép cách giáo dục tương tác, trải nghiệm tại các viện bảo tàng, phòng thí nghiệm,… Đây chính là cơ hội tốt để trẻ học được cách phân tích, quan sát chi tiết các đồ vật xung quanh cũng như học cách đưa ra những kết luận theo hình thức tư duy theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp. 

>>> Xem thêm: Những phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non

Học cách chia sẻ ý tưởng và làm việc cùng nhau trong quá trình thí nghiệm

Việc học tập qua những thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non cũng góp phần giúp tạo môi trường làm việc nhóm hiệu quả cho con trẻ. Bằng cách thực hiện các thí nghiệm cùng nhau, trẻ sẽ học hỏi được khả năng làm việc nhóm sao cho đem đến được hiệu quả cao. Ngoài ra, thông qua việc chia sẻ những ý tưởng với các thành viên trong nhóm, trẻ cũng sẽ rèn luyện và hình thành được tư duy giao tiếp với mọi người xung quanh.

>>> Xem thêm: Cách dạy kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non

thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non

Tăng khả năng làm việc nhóm thông qua các thực nghiệm khoa học (Nguồn: ISSP)

15+ Thí nghiệm STEM dễ làm và vui nhộn cho trẻ mầm non

Ở lứa tuổi thích khám phá và tìm tòi về mọi thứ xung quanh của trẻ mầm non thì việc để các bé tiếp xúc sớm với thí nghiệm khoa học được khuyến khích thực hiện. Để kích thích tư duy này ở con trẻ, phụ huynh có thể cho bé làm quen với 15+ thí nghiệm STEM dễ làm và vui nhộn như bên dưới đây: 

Thí nghiệm khoa học với dầu và nước

Thí nghiệm khoa học với dầu và nước dễ thực hiện ngay tại nhà với các nguyên liệu đơn giản. Thông qua việc tham gia thực hiện thí nghiệm này, trẻ sẽ biết được nước có khối lượng riêng nặng hơn dầu. Điều này giải thích tại sao khi trộn lẫn hai dung dịch này với nhau thì không có hiện tượng hòa tan xảy ra mà dầu sẽ luôn nổi trên mặt của nước. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Màu thực phẩm.
  • Dầu ăn
  • Nước lọc
  • Cốc đựng.

Cách thực hiện thí nghiệm:

  • Bước 1: Đổ vào một nửa cốc nước lọc.
  • Bước 2: Cho màu thực phẩm vào cốc và khuấy trộn đều. Lúc này, màu sẽ tan toàn bộ và dung dịch bên trong cốc có màu đã pha trộn,
  • Bước 3: Cho dầu ăn vào trong cốc. Dầu ăn không tan và nổi lên trên bề mặt của cốc. Dầu không bị nhuộm màu. Trong cốc sẽ có hai thành phần dung dịch với màu sắc khác biệt nhau. 

thí nghiệm dầu với nước

Thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non dầu và nước đơn giản (Nguồn: ISSP)

>>> Xem thêm: Phương pháp thực hành trải nghiệm cho trẻ mầm non 

Thí nghiệm sữa ma thuật

Một thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non dễ thực hiện khác đó là làm “ảo thuật” với sữa. Thực tế, sữa được cấu tạo bởi các hợp chất protein, khoáng chất và chất béo nên khi tiếp xúc trực tiếp với xà phòng trong nước rửa chén thì có hiện tượng phân hủy chất béo xảy ra. Lúc này, trẻ sẽ quan sát được hiện tượng những phân tử xà phòng “chạy loạn xạ” xung quanh để tìm cách “bắt cặp” với các phân tử chất béo có trong sữa.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Màu thực phẩm (dạng lỏng)
  • Xà phòng rửa chén
  • Sữa tươi
  • Bông hoặc băng gạc
  • Đĩa

Cách thực hiện thí nghiệm:

  • Bước 1: Đổ 1 lượng sữa vào đĩa đựng và cho màu thực phẩm vào bên trong. 
  • Bước 2: Lấy bông hoặc băng gạc nhúng xà phòng rửa chén rồi cho vào bên trong hỗn hợp sữa và màu. Giữ nguyên một chỗ trong khoảng 15 giây. Các mảng màu sẽ bắt đầu xoay vòng và di chuyển ra khỏi vùng có xà phòng rửa chén. 

thí nghiệm sữa ma thuật cho trẻ mầm non

Sữa “ma thuật” – thí nghiệm vui nhộn và thú vị cho trẻ mầm non (Nguồn: ISSP)

>>> Xem thêm: TOP 12+ Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non Cần Thiết: Nên Rèn Từ Sớm

Dựng thuyền táo

Dựng thuyền táo cũng là một thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non được ứng dụng khá nhiều bởi thông qua thực nghiệm tưởng chừng như khá đơn giản này, các bé sẽ học được sự tỉ mỉ, khéo léo. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt để trẻ rèn luyện, cải thiện trí tưởng tượng trở nên phong phú hơn. 

Táo chứa đến 25% là không khí bên ở phía bên trong. Vì thế, khi thả trên mặt nước thì loại quả này sẽ nổi trên bề mặt dễ dàng. Điều này cũng giúp trẻ hiểu hơn về tính chất nổi và chìm trong nước của các vật thể khác nhau. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Quả táo, dao kéo
  • Khay nước, giấy, que tre hoặc que gỗ
  • Những vật liệu dùng để trang trí, bút chì màu

Cách thức tiến hành:

  • Bước 1: Dùng dao chẻ đôi quả táo thành hai phần bằng nhau. Sau đó, lấy que gỗ hoặc que tre cắm vào giữa quả táo.
  • Bước 2: Sử dụng kéo cắt giấy thành các hình cánh buồm. Có thể hướng dẫn cho trẻ trang trí bằng bút chì màu để trông bắt mắt hơn.
  • Bước 3: Dán cánh buồm vừa cắt lên trên que để hoàn thành thành phẩm là chiếc thuyền táo có thể nổi trên mặt nước.

thí nghiệm dựng thuyền táo

Dựng thuyền táo đơn giản giúp rèn luyện sự tỉ mỉ, khéo léo cho trẻ (Nguồn: Internet)

Thí nghiệm dung nham

Nếu các bậc cha mẹ cần tìm kiếm một thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non nâng cao hơn thì có thể tham khảo thí nghiệm dung nham. Đây được xem là phiên bản “cao cấp” hơn của thí nghiệm dầu và nước. Thông qua thực nghiệm này, trẻ sẽ quan sát và học hỏi được về phản ứng giữa thành phần trong sủi C với hỗn hợp dầu và nước màu. Kết quả thu được khí carbon dioxide nên sẽ tạo thành hiện tượng “dung nham phun trào” trên miệng ly. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Màu thực phẩm, nước
  • Dầu thực vật, viên sủi C
  • Chai hoặc cốc thủy tinh.

Cách thức tiến hành:

  • Bước 1: Hòa tan vào cốc chứa ½ lượng nước bằng màu thực phẩm có màu sắc mà trẻ yêu thích.
  • Bước 2: Đổ dầu thực vật vào khoảng ¾ cốc
  • Bước 3: Cho tiếp phần nước màu vào cho đến khi thấy toàn bộ phần chất lỏng cách cốc khoảng 1 – 2 phân thì dừng.
  • Bước 4: Cho viên sủi vào cốc và quan sát hiện tượng dung nham phun trào. 

thí nghiệm dung nham

Thí nghiệm dung nham phun trào đẹp mắt, thú vị cho trẻ (Nguồn: Internet)

Thí nghiệm với quả trứng

Thí nghiệm với quả trứng có cách thực hiện đơn giản với nguyên liệu đơn giản tại nhà sẽ giúp trẻ biết được cách phân biệt trứng nào sống và trứng nào đã chín. Về bản chất, vì trứng chín ở dạng rắn nên tâm sẽ được cố định và giữ nguyên. Trong khi trứng sống là vật thể chứa chất lỏng bên trong nên tâm sẽ bị dịch chuyển liên tục khi xoay. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 quả trứng.

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Dùng hai tay xoay quả trứng tại chỗ và tiến hành quan sát thật kỹ.
  • Bước 2: Quả nào quay nhiều vòng hơn chính là trứng chín. Còn quả nào khó xoay, chỉ có thể lắc lư là trứng sống. 

thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non 3

Xoay trứng để nhận biết trứng sống hay chín (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Chương Trình Giáo Dục Quốc Tế Cho Trẻ Mầm Non Tại Saigon Pearl 

Khám phá khoa học chìm hay nổi

Một thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non thú vị không kém đó là khám phá khoa học về hiện tượng chìm và nổi. Thông qua những thực nghiệm đơn giản từ các đồ vật quen thuộc, trẻ sẽ có cơ hội được học hỏi các kiến thức về hình dạng, khối lượng riêng và tính chất của vật thể. Những yếu tố kể trên sẽ quyết định mức độ chìm hay nổi của một vật.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Những loại quả: táo, xoài, cam,…
  • Một vài món đồ vật: chai nhựa rỗng, nĩa, chai thủy tinh rỗng,….
  • Chậu đựng nước lớn

Cách thức thực hiện: 

  • Bước 1: Lần lượt thả chìm những món đồ vật và các loại hoa quả đã chuẩn bị vào chậu nước lớn. 
  • Bước 2: Quan sát các vật đã thả xuống xem cái nào chìm và cái nào nổi. 

thí nghiệm chìm nổi

Khám phá khoa học chìm nổi của các vật quen thuộc xung quanh (Nguồn: Internet)

Kỹ sư với Marshmallow Shapes

Kỹ sư với Marshmallow Shapes là thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non giúp trẻ định hình và làm quen với hình học không gian. Thông qua thí nghiệm với tăm và kẹo dẻo, trẻ sẽ nhận biết được hình dạng các loại hình hộp và đánh giá xem cấu trúc nào là vững vàng nhất. Từ đó, các bé sẽ rèn được tư duy sáng tạo, đồng thời, biết thêm được kiến thức về sự cân bằng và phân bổ trọng lượng đối với những món đồ vật xung quanh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 1 túi kẹo dẻo.
  • 1 lọ tăm.

Cách thức thực hiện: 

  • Bước 1: Giữ các que tăm lại với nhau bằng mấu nối từ kẹo dẻo. 
  • Bước 2: Sắp xếp để tăm bông có dính kẹo dẻo trở thành các khối hình hộp chồng lên nhau. Trẻ có thể tự do sáng tạo thêm các hình thù theo sở thích. 

Thí nghiệm đổi màu khi pha trộn các màu sắc

Nếu trẻ có niềm đam mê thiên về hội họa và nghệ thuật thì thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non về sự đổi màu sắc khi pha trộn các gam màu chính là thử nghiệm đáng học hỏi. Việc được thực nghiệm hòa trộn các gam màu thông dụng để thấy sự biến đổi về màu sắc không chỉ giúp cho trẻ khám phá thêm nhiều gam màu mới mà còn giúp kích thích sự sáng tạo ở trẻ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 3 phẩm màu vàng, đỏ, xanh dương
  • 3 cốc nước

Cách thức thực hiện: 

  • Bước 1: Hòa tan ba loại phẩm màu vào 3 cốc nước để được cốc màu vàng, màu đỏ và màu xanh dương.
  • Bước 2: Bắt đầu pha màu bằng cách trộn màu xanh dương và màu đỏ để được màu tím. Nếu muốn pha màu cam thì tiến hành trộn màu vàng và màu đỏ. Khi trộn màu xanh dương và màu vàng sẽ ra màu xanh lá cây. Cứ như vậy, sau khi trộn 2 màu với nhau sẽ được màu thứ 3 chính là sự đổi màu khi pha trộn các màu sắc.

>> Xem thêm: Phương pháp STEAM là gì? Lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non

Thí nghiệm làm đèn giao thông hoá học

Thí nghiệm làm đèn giao thông hóa học được biết đến là thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non rất được yêu thích. Bằng cách thực hiện thí nghiệm, trẻ sẽ biết được bản chất của phản ứng oxy hóa khử cũng như sự diễn ra của loại phản ứng này làm thay đổi màu sắc của chất chỉ thị màu. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 10ml dung dịch NaOH
  • Đường glucose
  • 5g chất chỉ thị màu
  • Cốc thủy tinh
  •  Bình thủy tinh

Cách thức thực hiện:

  • Bước 1: Hòa tan vào bình đựng nước nóng một lượng đường glucose vừa đủ.
  • Bước 2: Cho 10 ml dung dịch NaOH vào dung dịch Glucose.
  • Bước 3: Hòa chất chỉ thị màu vào nước ấm. Lúc này, chất chỉ thị hiện màu xanh dương
  • Bước 4: Đổ dung dịch kiềm của đường đã pha bên trên vào bình sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt của màu sắc. 

Nghiên cứu về phản ứng oxy hóa khử thông qua thực nghiệm khoa học với đường và NaOH (Nguồn: ISSP)

>>> Xem thêm: So sánh phương pháp Montessori và STEAM: có gì đặc biệt?

Khám phá trồng thực vật từ thùng rác

Việc tái sử dụng các đồ vật có thể tái chế được thông qua thực nghiệm trồng thực vật từ thùng rất sẽ giúp trẻ hình thành thói quen bảo vệ môi trường và khám phá được những hiện tượng kỳ thù từ thiên nhiên, quá trình lớn lên của cây trồng một cách hiệu quả. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Nước, chậu,phân trùn quế và đất trồng cây.
  • Phần gốc của rau cần tây dài 4 cm.

Cách thức thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch phần gốc của rau cần tây bằng nước.
  • Bước 2: Đổ nước vào cốc cao khoảng 2cm rồi cắm phần gốc cây vào cốc nước theo chiều thẳng đứng. Để chậu cây ở nơi nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.  
  • Bước 3: Thay nước khoảng 2-3 ngày một lần ở tuần đầu tiên. Khoảng 7 ngày sau, khi thấy những lá non nhú lên rồi thì chuyển cây vào trồng trong chậu đất đã trộn sẵn phân trùn quế. Chú ý giữ ẩm cho cây bằng cách tưới nước mỗi nagfy và để cây trong khu vực nhiều nắng. Phần cuống già sẽ bị héo dần và mầm mới sẽ bắt đầu dài ra. 
  • Bước 4: Khoảng 3 – 5 tuần sau đó, khi những cây cần tây cao hơn khoảng 3ocm thì thu hoạch để cắt lấy phần thân cây. Giữ lại phần gốc ở trong chậu để cây tiếp tục ra mầm mới.  

những lưu ý khi giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ

Học cách tái chế đồ vật cũ từ thí nghiệm trồng thực vật từ thùng rác (Nguồn: ISSP)

>>> Xem thêm: Chương trình giáo dục và hoạt động ngoài trời tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl

Xây dựng một cây cầu

Với thực nghiệm xây dựng một cây cầu đơn giản từ các vật dụng quen thuộc, trẻ sẽ học được cách thiết kế những vật thể và hiểu được ý nghĩa của các vật thể đó đối với cuộc sống. Ngoài ra, tư duy sáng tạo ở trẻ cũng được phát huy tối đa thông qua hoạt động này. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Keo dán
  • Ống hút
  • Kéo

Cách thức thực hiện:

  • Bước 1: Ghép 10 chiếc ống hút lại với nhau theo phương nằm ngang rồi dùng keo để cố định thành bề mặt của cây cầu.
  • Bước 2: Cắt ống hút thành những đoạn nhỏ dài 10cm bằng nhau để làm chân cầu.
  • Bước 3: Dán thêm phần ống hút vào hai bên của chiếc cầu để giúp mô hình trông chắc chắn hơn. 

Thí nghiệm chọc que vào bóng bay mà không vỡ

Thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non thú vị khác đó là thí nghiệm chọc que vào bóng bay mà không vỡ. Thực tế, bóng bay được làm chủ yếu từ cao su. Những phân tử tạo nên cao su đó khi được kết nối thành các chuỗi dài và gắn chặt vào nhau như một tấm lưới. Vì thế, có thể thấy rõ ràng khi thổi thì bóng sẽ căng lên. Nếu đâm vào phần căng thì liên kết sẽ bị đứt và bóng sẽ vỡ. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bóng bay
  • Que tre
  • Dầu mỡ thực vật

Cách thức thực hiện:

  • Bước 1: Thổi căng quả bóng bay và buộc thật chặt.
  • Bước 2: Dùng que tre nhọn đã nhúng vào dầu hoặc mỡ thực vật rồi đâm từ chỗ đầu quả bóng gần nút buộc có màu sẫm đến chỗ đáy của quả bóng cũng có màu sẫm. Lúc này, bóng sẽ không bị vỡ.

Trường Mầm non Quốc Tế Saigon Pearl – ISSP – Quận Bình Thạnh

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế uy tín và chất lượng  dành cho trẻ em từ 18 tháng đến 11 tuổi được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, Việt Nam. Ngoài là thành viên của tập đoàn giáo dục lâu đời Cognita với hơn 100 trường thành viên trên toàn thế giới, trường ISSP còn là trường mầm non và tiểu học quốc tế đầu tiên tại TP.HCM được công nhận toàn diện bởi hai tổ chức kiểm định uy tín trên thế giới là Hội đồng các trường quốc tế – CIS và Hiệp hội các trường trung học phổ thông và Đại học New England – NEASC. Hiện tại, trường ISSP cũng là trường dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế cho Bậc tiểu học (IB PYP) được công nhận toàn cầu.

Thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non quốc tế Saigon Pearl (Nguồn: ISSP)

Với triết lý giáo dục “lấy học sinh làm trung tâm”, trường ISSP giúp trẻ phát triển một cách toàn diện thông qua giáo dục cân bằng. Ngoài ra, cơ sở vật chất tại trường cũng được trang bị hiện đại để phục vụ nhu cầu rèn luyện và vui chơi của học sinh bao gồm: phòng học Âm Nhạc, Mỹ Thuật, thư viện trường với 18.000 cuốn sách tiếng Anh, trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ (Innovation Hub) bao gồm STEAM, Studio và Robotics cùng nhiều phòng ốc, trang thiết bị khác.

>>> Xem thêm: Cơ sở vật chất hiện đại Trường Quốc Tế Saigon Pearl

Thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non mang lại nhiều lợi ích cho trẻ trong quá trình thực nghiệm và quan sát. Thông qua bài viết, hy vọng phụ huynh có thể hiểu hơn về một số thí nghiệm STEAM đơn giản để giúp trẻ học tập và thực hành hiệu quả hơn.  Trường Quốc Tế Saigon Pearl quận Bình Thạnh luôn đón chào quý phụ huynh và học sinh đến tham quan thực tế để hiểu rõ hơn về những hoạt động của trường. Quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường ISSP thông qua số điện thoại và email dưới đây:

Chương trình ưu đãi giới thiệu học sinh mới ISSP
Ưu đãi 10% học phí năm học 2024-2025