Fraud Blocker Bạo lực học đường là gì? Hậu quả và cách phòng chống
Zalo OA icon
Images-14-min
January 19, 2023

Bạo lực học đường là gì? Nguyên nhân và cách phòng chống

Phòng chống bạo lực học đường đang là nỗi băn khoăn lớn đối với gia đình, nhà trường và xã hội hiện nay. Những hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với quá trình lớn khôn của trẻ.… Mời quý phụ huynh cùng ISSP tìm hiểu cách dạy trẻ kỹ năng phòng chống bạo lực học đường và cách để cho trẻ. 

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể đặt lịch hẹn “Tour tham quan Trường Quốc tế Saigon Pearl” nhằm hiểu hơn về cách vận hành, chính sách quản lý và bảo vệ học sinh, nhân viên tại đây:

Có thể bạn quan tâm:

Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường là một dạng bạo lực trong xã hội. Nó bao gồm những lời nói hoặc hành vi thô lỗ, ngang ngược, bất chấp công lý và đạo lý, xúc phạm đến nhân phẩm và thân thể người khác gây nên những vết thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học như giữa giáo viên và học sinh, giáo viên với giáo viên, học sinh và học sinh hoặc đối tượng khác ngoài xã hội với học sinh.

Bạo lực học đường hiện đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội ở thời điểm gần đây. Hàng loạt những vụ xô xát, gây gổ, đánh nhau, chửi nhau giữa các em học sinh được lan truyền rộng rãi trên mạng lưới xã hội. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến người trong cuộc mà nó còn tác động đến cả thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước.

Xem thêm: Cách Tạo Không Gian Học Tập Hoàn Hảo Cho Trẻ

bóng rổ basketball
Hoạt động thể chất giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhận thức (Nguồn: ISSP)

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường

Vậy những nguyên nhân nào khiến cho tình trạng bạo lực học đường diễn ra ồ ạt như hiện nay? Mời quý phụ huynh cùng theo chân ISSP dựa theo 4 góc nhìn để lý giải những thắc mắc này.

  • Từ phía gia đình:

Gia đình được xem là môi trường giáo dục đầu tiên của con trẻ. Mọi hành vi, tính cách đều được trẻ quan sát, học hỏi và bắt chước. Do đó, nếu sống chung với những thành viên thường xuyên có cách có cách cư xử thiếu kiềm chế, dùng vũ lực trong ngôn từ và hành động thì tính cách của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất xấu.

Cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình đối xử với nhau bằng bạo lực, giao tiếp với nhau bằng những từ ngữ không hay, mang hàm ý châm chọc và mỉa mai sẽ có ảnh hưởng đến suy nghĩ, tình cảm của con trẻ. Từ đó, trong trẻ dần hình thành những suy nghĩ và có những biểu hiện hành động lệch lạc, vi phạm đạo đức. Ngoài ra, thiếu sự quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ từ gia đình hoặc nuông chiều con trẻ quá mức cũng là một trong những nguyên nhân làm hình thành tính cách không đúng chuẩn mực của trẻ.

Xem thêm: Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ cần được chú trọng

Gia đình được xem là môi trường giáo dục đầu tiên của con trẻ. (Nguồn: ISSP)
  • Từ phía nhà trường:

Các thầy cô trong nhà trường thiếu sự quan sát, theo dõi và quản lý học sinh sau những giờ học tập. Sự quan tâm hời hợt hoặc cố tình không quan tâm, ít sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội cũng ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách của trẻ.

sức khỏe tinh thần
Thầy cô tận tình chăm sóc và quan tâm học sinh (Nguồn: ISSP)
  • Từ phía xã hội:

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã kéo theo nhiều hệ lụy không ngờ. Các hoạt động mang xu hướng bạo lực, những trò chơi chém giết, bắn súng, những bộ truyện có tính chất bạo lực, hành hung,… sẽ kích thích trẻ có tính cách bạo động. Trẻ có thể học và làm theo những bộ phim hành động man rợ. Bên cạnh đó, những hành vi như chống đối người thi hành công vụ, đấu tranh với nhau để tranh giành quyền lợi,… của những người xung quanh, thậm chí giữa các thành viên trong gia đình sẽ khiến cho trẻ thích hành động xu hướng bạo lực.

Xem thêm: Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non 4 – 6 tuổi

  • Từ phía học sinh:

Trẻ trong độ tuổi phát triển, tâm sinh lý không ổn định cũng là nguyên nhân hình thành hành vi bạo lực trong con trẻ. Nguyên nhân bạo lực học đường được xác định theo góc nhìn từ phía học sinh chủ yếu do bị bạn bè xấu dụ dỗ, lôi kéo, ảnh hưởng từ xã hội xung quanh và tâm lý của trẻ thích thể hiện mình trước mặt người khác,…

Ảnh hưởng của bạo lực học đường đến trẻ

Ảnh hưởng đến thể xác của trẻ

Những vụ xô xát, gây gổ, đánh nhau trong môi trường học tập thường đem lại nỗi đau thể xác và tinh thần cho bản thân người trong cuộc. Trẻ có thể sẽ có những vết bầm tím, vết thương hở,… Thậm chí, đã có những vụ bạo lực học đường xảy ra cướp đi mạng sống của nhiều em học sinh.

Xem thêm: Phát triển toàn diện cho trẻ mầm non rất quan trọng

Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ

Không những mang đến nỗi đau về thể xác mà những vụ bạo lực học đường còn ảnh hưởng không nhỏ đối đời sống tinh thần của trẻ. Trải qua những lần bị bạo hành, tâm lý của trẻ thường bất ổn, trở nên nhút nhát và sợ hãi. Trẻ bị bạo lực tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường có xu hướng thu mình lại, rụt rè và ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Trẻ cảm thấy cô đơn và mặc cảm, tự ti hơn, không còn dám thể hiện mình trước đám đông.

Ngoài những người trong cuộc, những đứa trẻ chứng kiến những vụ bạo hành cũng bị tác động rất lớn đến sức khỏe tinh thần, các em có thể sợ sệt và không dám ra tay can ngăn, giúp đỡ người gặp nạn. Nếu học sinh gây ra bạo lực học đường không bị phát hiện và uốn nắn, những trẻ không tham gia nhưng chứng kiến vụ việc cũng có xu hướng hùa theo và ủng hộ hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức đó.

Tóm lại, những hành vi bạo lực học đường sẽ ảnh hưởng đến cả thể xác, tinh thần và cả hiệu quả của tất cả các công việc, học tập của trẻ. Thậm chí, hậu quả mà bạo lực học đường mang lại còn khiến trẻ chấm dứt việc học, ảnh hưởng rất nhiều đến con đường phát triển tương lai của trẻ.

Xem thêm: 11+ cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ

Đời sống tinh thần của trẻ luôn phong phú và lành mạnh (Nguồn: ISSP)

Những kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho tr

Theo những nghiên cứu gần đây, những chuyên gia nhận định rằng những đứa trẻ gây ra bạo lực và kể cả nạn nhân của bạo lực học đường đều do thiếu những kỹ năng trước và sau hoàn cảnh bạo lực cụ thể. Đó là những hành vi, lời nói thích ứng và cách ứng xử có hiệu quả để tìm ra lối thoát trong những tình huống bạo lực như cô lập, bắt nạt, hành hung,… Dưới đây là những kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho trẻ

1. Kỹ năng nhận biết bạo lực học đường

Đây là một kỹ năng quan trọng mà cha mẹ và giáo viên cần dạy trẻ phòng chống bạo lực học đường. Cũng như các tệ nạn xã hội khác, bạo lực học đường có những dấu hiệu tiềm ẩn hoặc biểu hiện qua cách ứng xử hàng ngày giữa các em học sinh. Trẻ cần nhận biết sớm những dấu hiệu như: trêu đùa quá khích, nhìn đểu, bị tẩy chay,… để biết cách hành xử và né tránh những bạo lực xảy ra.

Khi nhận biết được mình có nguy cơ bị bắt nạt, trẻ nên chia sẻ với phụ huynh và thầy cô để mọi người nhìn nhận sự việc và đưa ra những hướng giải quyết phù hợp. Ngoài ra, trẻ cũng nên được rèn luyện trong đời sống hàng ngày để trở nên mạnh mẽ về thể chất, năng lượng và tinh thần. Điều này sẽ giúp trẻ không bị yếu thế và tránh khỏi tình trạng bạo lực học đường,

2. Kỹ năng nhận định

Cha mẹ và giáo viên nên dạy trẻ phòng chống bạo lực học đường thông qua việc dạy trẻ kỹ năng nhận biết, phân tích và đánh giá các hành vi, thái độ của mọi người xung quanh. Từ đó, trẻ sẽ phân định được đúng – sai, tốt – xấu. Nhờ vào đó, trẻ sẽ biết chọn lọc học hỏi những hành vi tốt và tránh được những hành vi xấu.

Khi trẻ nhận định được hành vi bạo lực học đường là hành vi xấu, không được xã hội cho phép và thậm chí vi phạm đến pháp luật bị xử lý và phải cải tạo trong trường giáo dưỡng, trẻ sẽ hình thành những cách ứng xử phù hợp.

3. Kỹ năng hòa nhập với mọi người xung quanh

Nên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm như: hoạt động thể thao, tiếng Anh và ngoại khóa,… Các hoạt động này sẽ giúp trẻ duy trì và phát triển sự thân thiện, tương tác tích cực đối với những mối quan hệ xung quanh. Từ đó, trẻ sẽ được hỗ trợ từ bạn bè nếu có nguy cơ gặp phải bạo lực học đường như: thông báo cho giáo viên, cha mẹ hoặc chính bạn bè có thể giải quyết những sự việc liên quan đến bạo lực học đường.

4. Kỹ năng làm chủ và ứng phó bạo lực học đường

Những học sinh khối Trung học Cơ sở rất thích những hoạt động nhằm thiết lập một mối quan hệ bạn bè. Các em thường rất coi trọng tình cảm, vì vậy chỉ cần một chút bất đồng cũng làm chúng rơi vào trạng thái “mất ăn, mất ngủ”, thậm chí stress. 

Chẳng hạn như những hành vi bị bạn bè sỉ nhục và làm mất danh dự sẽ gây ra những hành vi tiêu cực. Vì thế, phụ huynh và thầy cô phải quan tâm, gần gũi và chia sẻ trẻ biết cách vượt qua và bản lĩnh hơn để sống và học tập. Dạy trẻ kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cũng giúp trẻ cân bằng tâm lý, tránh trạng thái ẩu đả, nổi loạn.

5. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc

Ở giai đoạn này, trẻ thường chưa ổn định về mặt cảm xúc, dễ bị kích động bởi những lời nói. Do đó, việc dạy trẻ ứng phó với bạo lực học đường là vô cùng cần thiết. Phụ huynh nên dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân bằng cách biết hít thở sâu, đếm số từ 1 đến 10,… để tìm cách hạ hỏa. Phụ huynh và giáo viên cũng nên đưa ra các tình huống giả định để khuyến khích trẻ nghĩ ra cách xử lý phù hợp với từng tình huống, từ đó điều chỉnh và uốn nắn nếu trẻ có những suy nghĩ chưa đúng đắn. 

6. Kỹ năng giải quyết vấn đề khẩn cấp

Biết cầu cứu khi rơi vào tình huống bị bạo lực là một cách ứng xử thông minh. Khi bị trêu trọc hoặc sỉ nhục nên im lặng và tìm cách tránh khỏi tình huống ngay lập tức. Nếu thấy có nguy hại đến thân thể, trẻ có thể la lớn, chạy nhanh đến các khu vực an toàn như nhà người dân, phòng bảo vệ và gọi điện thoại cho người thân trình bày vấn đề đang gặp phải

Việc đánh nhau là phương thức cuối cùng để trẻ có thể bảo vệ bản thân trong tình huống khẩn cấp để tự vệ và phản kháng. Vì vậy, phụ huynh hãy tạo cơ hội cho trẻ học một số động tác để tự bảo vệ bản thân.

Cách Trường Quốc tế Saigon Pearl giúp trẻ ứng phó với bạo lực học đường

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế tại TPHCM dành cho học sinh bậc mầm non và tiểu học. ISSP trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế Cognita. Trường được chứng nhận bởi 2 tổ chức kiểm định giáo dục uy tín là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Hiện nay, ISSP còn được biết đến là trường  giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP). Vậy ISSP có những chính sách nào để bảo vệ trẻ nhằm phòng ngừa bạo lực học đường?

Chính sách an toàn và bảo vệ trẻ em (Safeguarding and Child Protection) tại ISSP

Trường Quốc Tế Saigon Pearl luôn tập trung chú trọng vào việc nâng cấp môi trường giảng dạy và dạy trẻ kỹ năng phòng chống bạo lực học đường. Trường luôn tạo mọi điều kiện để con trẻ có thể được giáo dục và rèn luyện một cách hiệu quả, giúp trẻ có thể phát triển một cách toàn diện và nhanh nhất.

Đối với cán bộ, công nhân viên, ISSP luôn có chính sách tuyển chọn và huấn luyện nghiêm ngặt để ngăn ngừa và xử lý bạo lực học đường. ISSP mong muốn sẽ đảm bảo được một môi trường học tập và làm việc an toàn cho các em học sinh, nhân viên, phụ huynh và cả khách tham quan. Với tiêu chí “bảo vệ học sinh là ưu tiên hàng đầu”, nhà trường cam kết duy trì và giữ gìn một môi trường giáo dục nói không với bạo lực.

Nếu xảy ra lo ngại về vấn đề an toàn học đường, nhân viên của trường sẽ liên hệ và thông báo ngay đến Trưởng Nhóm Bảo Vệ An Toàn (DSL) của trường. Thông qua những hoạt động giáo dục hằng ngày, ISSP sẽ tạo ra mối quan hệ khắng khít giữa thầy và trò, từ đó, trẻ sẽ không còn lo sợ và ngại ngùng khi chia sẻ những mối lo, nguy hiểm.

Xem thêm: Những kỹ năng ứng xử cho trẻ cha mẹ nên dạy bé từ khi còn nhỏ

Phương pháp vừa học vừa chơi tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl
Cha mẹ yên tâm khi gửi gắm con em mình theo học tại ISSP (Nguồn: ISSP)

Phương pháp công lý phục hồi tại ISSP

Phương pháp “Công lý phục hồi” tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl được thực hiện bởi các giáo viên chủ nhiệm, chuyên gia tư vấn học đường và nhân viên trường. Thay vì bắt lỗi và phạt trẻ có hành vi không đúng mực, phương pháp “Công lý phục hồi” giúp trẻ phạm lỗi nhận diện cảm xúc của bản thân và cảm xúc/thiệt hại của trẻ bị phạm lỗi, từ đó nhận ra lỗi sai của mình. Trẻ cũng sẽ được khuyến khích giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, chẳng hạn xin lỗi và làm hòa với bạn, và rút ra bài học sâu sắc để không tiếp tục phạm lỗi.

Ngoài ra, ISSP còn áp dụng chính sách mở và khuyến khích tất cả học sinh, phụ huynh mạnh dạn chia sẻ những mối lo ngại để Trường Quốc Tế Saigon Pearl có thể chung tay hỗ trợ và giúp đỡ bằng việc sử dụng các biện pháp can thiệp thích hợp, kịp thời.

ISSP còn tổ chức định kỳ các cuộc hội thảo cho quý phụ huynh. Đây được xem là cơ hội cho các phụ huynh tìm hiểu và thảo luận sâu hơn về các vấn đề mang tính thời sự, chẳng hạn như an toàn mạng internet, bạo lực học đường.

Xem thêm: Cách dạy kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non

Tăng cường các hoạt động sau giờ học để gắn kết trẻ (Nguồn: ISSP)

Để hiểu rõ hơn về các chính sách giáo dục tại ISSP cũng như cách vận hành, quản lý đội ngũ giáo viên, học sinh, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP bằng 2 cách liên lạc dưới đây:

  • Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788
  • Email: admissions@issp.edu.vn

Thông qua bài viết trên, Trường Quốc Tế Saigon Pearl hy vọng có thể giúp cho quý phụ huynh hiểu rõ hơn về cách phòng chống bạo lực học đường, cách bảo vệ học sinh cũng như cách để giáo dục và phát triển toàn diện trẻ tại ISSP. Dựa vào cơ sở đó, phụ huynh có thể quyết định được có nên cho con em mình tham gia, rèn luyện và nỗ lực phát triển trong môi trường ISSP hay không?