Fraud Blocker Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non: Mục đích và phương pháp
Zalo OA icon
giao-duc-dinh-duong-cho-tre-mam-non-thumb
January 15, 2024

Mục đích và phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non – ISSP


Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng việc xây dựng nền tảng phát triển cả về thể chất và trí tuệ cho trẻ. Đây là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Việc dạy cho trẻ mầm non hiểu được các kiến thức dinh dưỡng vốn không dễ dàng. Vì thế, Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) sẽ cùng quý phụ huynh tìm hiểu mục đích và cách giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây.

>> Xem thêm: Thực đơn của học sinh tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là gì? 

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là quá trình cung cấp cho trẻ kiến thức và kỹ năng về dinh dưỡng, đồng thời hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý ngay từ giai đoạn đầu đời. 

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là một việc làm thiết yếu mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sự phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ của trẻ.  Việc này cần được thực hiện một cách phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ.

giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là gì
Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non (Nguồn: Internet)

>>Xem thêm: TOP 9+ cách tăng cường trí thông minh cho trẻ cha mẹ nên biết

Trẻ mầm non nên ăn gì để bổ sung đủ các nhóm dinh dưỡng?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, khi xây dựng một thực đơn cho trẻ mầm non, phải đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, giúp bé có được sức khỏe tốt nhất. Trong đó, 4 chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn gồm: chất béo, đường bột, chất đạm, vitamin khoáng chất ở tỷ lệ cân đối. Phụ huynh có thể tham khảo gợi ý dưới đây để xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non có để đủ 4 chất dinh dưỡng thiết yếu:

  • Các thực phẩm giàu đạm: thịt bò, thịt heo nạc, trứng, thịt gà, cá, các loại hạt, súp lơ xanh, đậu phụ…
  • Thực phẩm giàu đường bột: cơm, phở, củ khoai lang, khoai sắn, bánh mì…
  • Những thực phẩm chứa chất béo bão hòa Omega 3, Omega 6, Omega 9: cá hồi, cá cơm, cá mòi hạt óc chó, hạt điều hạt hạnh nhân, dầu mè, dầu đậu nành, dầu đậu phộng…
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Đây là nhóm chất đa phần sẽ có nhiều trong trái cây, rau xanh và các loại hạt như cam, táo, lê, kiwi, việt quất, ớt chuông, rau chân vit, bông cải xanh, cà chua…

>> Xem thêm:  Lòng trắc ẩn là gì? – Ý nghĩa của lòng trắc ẩn trong cuộc sống

trẻ mầm non nên ăn gì
Thực đơn của trẻ mẫu giáo cần đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (Nguồn: Internet)

Trẻ mầm non từ 3 đến 5 tuổi cần có đủ 3 bữa chính gồm sáng, trưa và tối. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đan xen phần ăn nhẹ giữa các bữa chính nhằm đảm bảo trẻ có đủ chất dinh dưỡng và năng lượng để hoạt động cả ngày.

Đối với bữa chính, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các thành phần như protein, tinh bột, chất béo, rau xanh. Đối với bữa phụ, nên cho bé ăn các loại sữa chua, trái cây… Ngoài ra, bé cần uống thêm khoảng 350- 500ml sữa tươi mỗi ngày.

Trường hợp trẻ biếng ăn hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa như men vi sinh, cốm vi sinh, siro để giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. 

>> Xem thêm: Thế Nào Là Phát Triển Toàn Diện Của Trẻ Em?

Mục đích của giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non có mục đích chính là đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của trẻ trong giai đoạn quan trọng này của cuộc đời. 

mục đích giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Mục đích của việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ (Nguồn: Internet)

Giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng. Đặc biệt, trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, các con sẽ cần hấp thu đầy đủ dưỡng chất và ngủ nghỉ khoa học để cơ thể khỏe mạnh và phát triển tối đa, đồng thời giảm thiểu nguy cơ còi xương, béo phì. Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non sẽ cung cấp cho trẻ kiến thức về những nhóm thực phẩm, tác động của chúng đối với sức khỏe. Từ đó, trẻ ý thức, chủ động hơn trong việc ăn uống và phát triển thói quen ăn uống lành mạnh.

>> Xem thêm: 5 Lĩnh Vực Phát Triển Của Trẻ Mầm Non: Cha Mẹ Nên Biết

Phát triển kỹ năng tự phục vụ

Việc giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho trẻ mầm non là nền tảng để trẻ phát triển kỹ năng tự phục vụ. Trẻ sẽ biết chủ động trong việc ăn uống, từ việc sử dụng đũa muỗng, tự rót nước, đến việc chọn lựa thức ăn và dọn bàn sau khi ăn xong. Khuyến khích tính độc lập và tự chủ trong việc quản lý thói quen ăn uống.

>> Xem thêm: 5 Phương Pháp Phát Triển Não Phải Trẻ Em Hiệu Quả Giúp Trẻ Thông Minh

Trẻ phát triển kỹ năng tự phục vụ
Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển khả năng tự phục vụ (Nguồn: Internet)

Nhận thức về an toàn thực phẩm

Cha mẹ, thầy cô giúp trẻ bắt đầu nhận thức về an toàn thực phẩm thông qua những điều đơn giản như: rửa tay trước khi ăn, không thức ăn cũ có dấu hiệu ôi thiu, thức ăn lề đường… Ngoài ra, giáo dục dinh dưỡng còn giúp trẻ hiểu lý do tại sao trẻ cần hạn chế ăn quá nhiều đồ chiên, rán; thức ăn ăn nhanh… Đó là những bước cơ bản để trẻ tự ý thức về vệ sinh thực phẩm, giúp trẻ phần nào chủ động hơn trong việc tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.

>> Xem thêm: 11+ Môn thể thao tăng chiều cao nhanh nhất cho trẻ nên chơi

Xây dựng thái độ tích cực đối với thức ăn

Việc giáo dục dinh dưỡng từ sớm sẽ tạo cơ hội cho trẻ thưởng thức và khám phá những loại thực phẩm và thức ăn mới, giúp xây dựng sự yêu thích và thái độ tích cực đối với ăn uống. Phụ huynh có thể đi chợ cùng con, chuẩn bị những bữa ăn đa dạng để trẻ hiểu hơn về vai trò của từng thực phẩm. Bởi vì, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non không chỉ tập trung vào việc cung cấp chất dinh dưỡng mà còn giáo dục về ý thức và thái độ tích cực đối với ăn uống, từ đó xây dựng nền tảng một lối sống lành mạnh cho trẻ trong tương lai. 

>> Xem thêm: STEAM là gì? Hiểu đúng ý nghĩa của giáo dục STEAM cho trẻ mầm non

Nguyên tắc áp dụng phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Câu chuyện giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non có tác động rất lớn đến thói quen ăn uống sau này và ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh phát triển của trẻ. Chính vì vậy, việc phụ huynh và giáo viên xây dựng phương pháp giáo dục dinh dưỡng thông qua tháp dinh dưỡng là rất quan trọng. Để áp dụng hiệu quả các phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:  

  • Đảm bảo đầy đủ năng lượng và dưỡng chất: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối, giàu năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Các bữa ăn hàng ngày nên bao gồm đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu. Sự đa dạng trong chế độ ăn uống không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà còn giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh từ sớm. 
  • Kích thích sự thèm ăn của trẻ: Để làm được điều này, các bữa ăn cần được bày trí một cách hấp dẫn và thú vị, từ màu sắc đến hình dạng của món ăn. Bên cạnh đó, việc tạo ra các hoạt động liên quan đến thực phẩm như kể chuyện về nguồn gốc của thực phẩm, cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị và lựa chọn thực phẩm cũng giúp tăng cường sự hứng thú của trẻ đối với bữa ăn. 
  • Tôn trọng sở thích và nhu cầu cá nhân của trẻ: Mỗi trẻ đều có sở thích ăn uống và nhu cầu dinh dưỡng riêng. Việc tôn trọng và đáp ứng những sở thích và nhu cầu này không chỉ giúp trẻ thoải mái và vui vẻ khi ăn uống mà còn đảm bảo rằng chúng nhận được những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. 
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: An toàn vệ sinh thực phẩm là nguyên tắc không thể thiếu trong giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Từ khâu lựa chọn nguyên liệu, chế biến đến bảo quản thực phẩm, tất cả đều phải đảm bảo vệ sinh. 
nguyên tắc khi áp dụng phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Tôn trọng nhu cầu và sở thích của trẻ là nguyên tắc cần thiết khi áp dụng phương pháp giáo dục dinh dương cho trẻ mầm non (Nguồn: Internet)

Phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Giáo dục dinh dưỡng bằng hình ảnh

Thay vì lý thuyết khô khan, trẻ nhỏ sẽ chú ý và bị thu hút bởi những bức ảnh minh họa đầy sống động và đầy màu sắc. Vì thế, khi dạy kiến thức về dinh dưỡng cho con, thầy cô và phụ huynh có thể chuẩn bị trước một số hình ảnh về các nhóm thực phẩm, tháp dinh dưỡng, hay các loại thức ăn để con dễ hình dung. 

>> Xem thêm: 10 Cách phát triển IQ cho trẻ em tốt nhất

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non bằng âm thanh 

Ngoài phương pháp giáo dục dinh dưỡng bằng hình ảnh, thì âm thanh là một phương pháp giáo dục hiệu quả và sáng tạo. Âm nhạc và những bài hát với giai điệu vui tươi, ca từ đơn giản sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ cảm thấy thích thú và hào hứng khi học về dinh dưỡng. Trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ thông tin dinh dưỡng qua các bài hát, giai điệu và nhịp điệu.

Giáo dục dinh dưỡng qua các trò chơi

Các trò chơi vui nhộn yêu cầu trẻ cần phải áp dụng những gì vừa được học để có thể giành chiến thắng. Từ đây, các con được một lần nữa được củng cố những kiến thức về dinh dưỡng vừa được tiếp thu. Vì thế, thầy cô và cha mẹ đừng quên thiết kế và lồng ghép trò chơi vào những buổi học dinh dưỡng để trẻ có thêm hứng thú và niềm vui khi được học. 

Giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động thực tiễn, ngoại khóa

Cha mẹ và thầy cô cũng cần cố gắng thường xuyên lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe vào thực tế chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Hãy cho trẻ tự làm một số việc nhỏ để tự phục vụ bữa ăn của mình: Như tự xúc cơm, tự chia thức ăn, tự lấy thức ăn, tự bóc trứng…. Các hoạt động thực tiễn này sẽ giúp trẻ được thực hành, rèn luyện kỹ năng tự phục vụ và có hứng thú hơn trong các bữa ăn. 

>> Xem thêm: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non như thế nào?

khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa về dinh dưỡng
Giáo dục dinh dưỡng bằng cách tổ chức các hoạt động thưc tiễn, ngoại khóa cho trẻ (Nguồn: Internet)

Phối hợp cùng phụ huynh 

Để đạt hiệu quả cao, việc giáo dục dinh dưỡng cần được thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Nhà trường cần tổ chức các buổi họp phụ huynh định kỳ để thông tin về chương trình giáo dục dinh dưỡng, mục tiêu và các phương pháp thực hiện. Hoặc khuyến khích phụ huynh tham gia vào các hoạt động giáo dục dinh dưỡng như mời phụ huynh tham gia vào các buổi học nấu ăn, làm đồ ăn nhẹ cho trẻ tại trường. Cả nhà trường và gia đình cần tạo môi trường ăn uống vui vẻ, thoải mái để trẻ cảm thấy hào hứng khi ăn uống…

Thiết kế trò chơi giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Trò chơi Tháp dinh dưỡng

Mục đích: Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nhận biết nhanh và chính xác các thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng. 

Cách chơi: Thầy cô chuẩn bị trước hình ảnh hoặc mô hình của các thực phẩm và hình vẽ tháp dinh dưỡng với các ô đang trống. Nhiệm vụ của trẻ là phải xếp đúng nhóm thực phẩm vào các ô trong tháp. Cô sẽ chọn một học sinh làm người điều khiển, sau đó chia trẻ thành 4 đội chơi (mỗi đội từ 4-5 trẻ). Khi người điều khiến nói tên nhóm thực phẩm nào thì các đội sẽ cần phải nhanh tìm được các thực phẩm tương ứng để lấp đầy ô đang trống của tháp dinh dưỡng. Đội nào xếp đứng và nhanh nhất 4 nhóm chất dinh dưỡng thì sẽ thắng cuộc. 

>> Xem thêm: 99 câu đố vui cho trẻ mầm non phát triển IQ mỗi ngày

Gọi đủ 3 thứ rau, củ, quả cùng loại

Mục đích: Giúp trẻ nhận biết, làm quen tên rau, củ, quả cùng loại và biết được lợi ích của chúng đối với sức khỏe.

Cách chơi: Khi thầy cô hoặc cha mẹ hô to tên một loại rau, củ, quả bất kỳ thì trẻ cần phải nêu ra được 3 cái tên cùng loại. Ví dụ, cô giáo nói “quả có nhiều Vitamin A – ăn vào sáng mắt”, trẻ sẽ trả lời: “quả gấc, quả đu đủ, quả đào”. 

Một cách chơi khác là trẻ sẽ đứng thành vòng tròn, người điều khiển trò chơi sẽ đứng ở giữa. Khi người điều ném bóng cho một trẻ và nói một loại rau củ kèm đặc tính của loại rau củ đó, trẻ sẽ cần phải nêu ra 3 cái tên tương ứng. 

>> Xem thêm: So sánh phương pháp giáo dục Montessori và Reggio Emilia

Một số lưu ý khi giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mà phụ huynh cần biết

  • Nhu cầu dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa của trẻ thay đổi theo từng độ tuổi. Do đó, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
  • Phụ huynh cần lắng nghe thấu hiểu đến sở thích, nhu cầu dinh dưỡng của tưng trẻ. 
  • Việc hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cần thời gian và sự kiên nhẫn của cha mẹ. Cha mẹ cần nhất quán trong việc giáo dục dinh dưỡng, tránh thay đổi đột ngột hoặc nuông chiều sở thích ăn uống của trẻ.
  • Nếu cha mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

Trường Quốc Tế Saigon Pearl luôn chú trọng vào xây dựng chế độ dinh dưỡng cho học sinh

Trực thuộc tập đoàn giáo dục Cognita, Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) là trường giảng dạy học sinh mầm non và tiểu học từ 18 tháng đến 11 tuổi tọa lạc tại khu vực Bình Thạnh. ISSP tự hào là trường mầm non và tiểu học quốc tế đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh được kiểm định kép bởi hai tổ chức giáo dục uy tín là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Hiện nay, Trường Quốc tế Saigon Pearl tự hào trở thành trường Tú Tài Quốc Tế IB, kết hợp thêm các tiêu chuẩn Mỹ và một số tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam vào chương trình học giúp học sinh phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng, sức khỏe thể chất, tinh thần.

thực đơn ISSP
Bữa ăn dinh dưỡng tại trường ISSP (Nguồn: ISSP)

Hướng đến sự phát triển toàn diện của học sinh, Trường Quốc tế Saigon Pearl hiểu rõ chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giúp các em khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ. Do đó, thực đơn tại ISSP được thiết kế vô cùng phong phú, thay đổi theo ngày với đầy đủ món Á Âu, chay để trẻ ngon miệng và không bị ngán. Bên cạnh đó, dịch vụ căn tin của nhà trường còn phụ chế độ ăn uống đặc biệt hoặc ăn kiêng đối với những trường hợp có nhu cầu. ISSP còn quy định rõ về việc không sử dụng đồ ăn có nguồn gốc từ hạt vào thực đơn để tránh trường hợp dị ứng.

Không những vậy, để đảm bảo cung cấp những bữa ăn ngon miệng và đủ chất cho toàn thể học sinh, nhà trường còn hợp tác cùng với Global Cafe – nhà cung cấp dịch vụ căn tin nhằm mục đích mang đến cho học sinh ISSP dịch vụ nâng cao – cải thiện hệ thống đặt món và hủy món với một thực đơn mới. Ngoài ra, nhà trường còn làm việc với Huấn luyện viên Sức khỏe Dinh dưỡng – cô Hiền để phát triển các công thức nấu ăn đáp ứng nhau cầu ăn kiêng của học sinh ở mỗi lứa tuổi. 

Trên đây là những thông cơ bản về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non mà cha mẹ cần nắm. Trường Quốc tế Saigon Pearl mong rằng quý phụ huynh đã có thêm những kiến thức hữu ích nhằm giúp ích cho quá trình giáo dục dinh dưỡng cho các con. Nếu quý phụ huynh muốn tìm hiểu và trải nghiệm về thực đơn dinh dưỡng tại ISSP, mời phụ huynh đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ đến Phòng Tuyển sinh để được giải đáp:

  • Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788.
  • Email: admissions@issp.edu.vn.
Lớp Học Thử Mầm Non: Cộng Đồng Quanh Con
Lớp học thử này sẽ khuyến khích con nhận biết cảm xúc của mình và hiểu cách cảm xúc tác động đến các mối quan hệ của con ra sao, đặt nền tảng cho trí tuệ cảm xúc và các kỹ năng xã hội của con về sau. 9:00 AM ngày 03/10/2024