Fraud Blocker Hướng dẫn dạy trẻ mẫu giáo viết chữ cái ngay tại nhà
Zalo OA icon
dạy trẻ mẫu giáo viết chữ thumbnail
December 29, 2023

Dạy trẻ mẫu giáo viết chữ: Phương pháp và nguyên tắc dạy trẻ tập viết

Việc dạy trẻ mầm non viết chữ là một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên trì và thời gian để nuôi dưỡng kỹ năng này một cách toàn diện. Ở những ngày đầu tập viết, trẻ sẽ gặp khá nhiều khó khăn, vì vậy, bố mẹ nên làm gì để hỗ trợ con học chữ dễ dàng hơn? Phụ huynh cần làm gì để trẻ cảm thấy hứng thú với việc tập viết chữ? Trường Quốc tế Saigon Pearl mời quý phụ huynh cùng đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Trẻ mầm non 4 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy trẻ 4 tuổi

Ngoài ra, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường ngay hôm nay để có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm môi trường giáo dục IB tại ISSP:

Lợi ích của việc dạy trẻ mẫu giáo viết chữ 

Tăng khả năng ghi nhớ và tập trung
Khi luyện viết, trẻ phải tập trung vào từng nét chữ để có thể đúng ô ly, đúng hình dạng. Quá trình này giúp nâng cao khả năng tập trung và ghi nhớ của trẻ. Ngoài ra, khi luyện viết nhiều lần, trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn các chữ cái, từ đó có thể viết chính xác và nhanh hơn trong những lần thực hành sau. Việc trẻ tập viết chữ cũng kích thích não bộ và trao đổi giữa não trái và não phải, giúp trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và suy nghĩ logic.

>> Xem thêm:

Giúp trẻ làm quen với việc học

Dạy trẻ mẫu giáo viết chữ không chỉ giúp các con làm quen với mặt chữ, mà còn là một tín hiệu giúp trẻ hiểu rằng cần phải chuẩn bị để chuẩn bị vào lớp 1. Khi đã thành thạo với việc luyện viết chữ, các con sẽ tự tin hơn, sẵn sàng hơn khi bước chân vào một môi trường học tập mới, tiến bộ hơn.

> Xem thêm: 9 Cách sắp xếp thời gian học hợp lý cho trẻ

dạy trẻ mẫu giáo tập viết chữ đẹp

Bé tập viết chữ nắn nót, rõ nét, dễ nhìn (Nguồn: Internet)

Cách dạy trẻ mẫu giáo viết chữ

Ở giai đoạn mới bắt đầu, trẻ tập viết sẽ gặp khá khó khăn vì trẻ phải làm quen với mặt chữ với nhiều đường nét. Đầu tiên, bố mẹ có thể bắt đầu bằng việc dạy con ghi nhớ chữ cái bằng cách liên kết các đồ vật quen thuộc xung quanh với chữ cái đó như C là vầng trăng khuyết, O tròn như quả trứng gà, Ô là quả trứng đội mũ… Hãy làm mẫu cho con, sau đó nắm tay con từ từ viết lại chữ đó. Bố mẹ nên khuyến khích con luyện tập bằng cách cho trẻ thực hiện lặp lại các động tác viết chữ, giúp con quen tay. Đừng quên dành tặng những lời động viên và cổ vũ để trẻ có động lực tiếp tục.

>> Xem thêm:

Cách dạy trẻ mầm non viết chữ số

Trước khi cho con tập viết số, phụ huynh có thể dạy con cách đếm số. Phụ huynh có thể dạy con cách liên tưởng số đến những hình dạng cơ bản, như số 8 được tạo thành từ 2 vòng tròn nhỏ, số 9 là từ một vòng tròn và một đường cong móc xuống. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần dạy cho trẻ phân biệt giữa 1 và 7, 2 và 5…

>> Xem thêm: 31 Trò chơi trí tuệ, vận động, tập thể cho trẻ mầm non đơn giản, vui nhộn nhất

Nguyên tắc bố mẹ cần biết khi dạy con tập viết

Dạy trẻ mầm non cầm bút đúng cách

Khi dạy trẻ cầm bút, bố mẹ hãy đảm bảo rằng trẻ cầm bút ở vị trí thoải mái và đúng kỹ thuật. Trẻ nên cầm bút bằng tay phải và bằng 3 ngón: ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa. Ngón cái và ngón trỏ sẽ giữ 2 bên thân bút, còn ngón giữa sẽ đỡ lấy bút. Cha mẹ cần kiểm tra và điều chỉnh cách cầm bút của trẻ để đảm bảo việc viết chữ hiệu quả và tay của trẻ sẽ không bị mỏi. 

>> Xem thêm: Phát triển khả năng tư duy cho bé, nên bắt đầu từ đâu?

Dạy con ngồi đúng tư thế khi tập viết

Để trẻ có thể tập trung viết chữ một cách thoải mái và tránh nguy cơ bị gù lưng hay vẹo cột sống, bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, giữ cột sống luôn thẳng và vuông góc với mặt ghế. Khi ngồi viết, trẻ nên ngồi ở tư thế thẳng lưng, không gò bó và hoàn toàn thoải mái. Khoảng cách từ mắt tới trang vở là khoảng từ 25 – 30cm để tránh việc trẻ bị cận thị và các tật về mắt. 

Phụ huynh cũng cần điều chỉnh độ cao và góc nghiêng bàn hợp lý, sao khi ngồi, 2 bản chân của trẻ đặt trên sàn nhà, trọng lượng cơ thể dồn vào mông và đùi, tránh việc trẻ tì ngực vào bàn hay nằm rạp xuống bàn.

> Xem thêm: 10 cách nhận biết sớm năng khiếu của trẻ

bố mẹ cầm tay cho bé tập viết

Bố mẹ đồng hành cùng con trong từng nét bút (Nguồn: Internet)

Cho trẻ học các nét cơ bản

Bố mẹ cho các con luyện các nét cơ bản, đơn giản trước để hình thành cho con thói quen cầm và điều khiển bút. Trẻ có thể bắt đầu bằng việc vẽ các đường thẳng ngắn, đường gấp khúc, các nét cong và các hình cơ bản như hình tròn hay hình vuông. Ở giai đoạn đầu dạy trẻ mẫu giáo viết chữ, bố mẹ cần chuẩn bị vở kẻ ô ly, bút chì có thể là nhiều màu để trẻ có thêm hứng thú với việc học.

>> Xem thêm: Hiểu đúng phương pháp Steiner trong giáo dục trẻ mầm non?

Luyện tập cùng con mỗi ngày 

Vì trẻ mầm non vẫn còn khá hiếu động nên việc tập luyện hằng ngày ban đầu sẽ gặp nhiều khó khăn như trẻ không hợp tác, bất đồng, quấy khóc,… Lúc này, bố mẹ nên đồng hành và khích lệ con mỗi ngày để trẻ có thể duy trì việc học chữ. Phụ huynh tạo ra một thời khóa biểu hợp lý để cùng học cùng con luyện tập hoặc tặng một phần nhỏ để khích lệ con.  

Không tạo áp lực cho trẻ

Việc tập viết là một quá trình mà trẻ cần thời gian để làm quen và thành thạo. Vì vậy, bố mẹ đừng nên đặt kỳ vọng quá cao khiến con cảm thấy áp lực. Trong những ngày đầu, trẻ có thể vẽ nguệch ngoạc chỉ để làm quen với việc cầm bút. Bố mẹ hãy tạo ra không khí học tập vui vẻ để trẻ cảm thấy thoải mái và có động lực để tiếp tục. 

Ngoài ra, trong độ tuổi này, đa số trẻ sẽ chỉ có thể được thực hiện những nhiệm vụ ngắn hạn. Việc ngồi quá lâu để tập viết có thể trẻ cảm thấy rất chán, vì thế phụ huynh cũng chỉ cho con luyện viết vừa đủ, sắp xếp thời gian học phù hợp với khả năng của trẻ. 

>> Xem thêm: Top 17+ Kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3-5 tuổi Cần Thiết

Bố mẹ làm gì để khuyến khích con tập viết?

Chuẩn bị dụng cụ và góc học tập 

Để khơi dậy hứng thú học tập cho các con, trước tiên, bố mẹ cần chuẩn bị góc học tập yên tĩnh với đủ ánh sáng, các công cụ học tập như vở kẻ ô ly, bút chì… Từ đó, trẻ có thể tự ý thức việc học cần sự nghiêm túc và các con cần chăm chỉ mới có thể làm tốt. 

Phụ huynh có thể trang trí góc học tập theo sở thích và phong cách yêu thích của trẻ. Không gian học tập của con cần yên tĩnh, bàn ghế học tập cần được thiết kế tiện lợi, phù hợp với chiều cao của trẻ để trẻ có thể thoải mái học tập. 

chuẩn bị dụng cụ cho bé

Bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cho bé tập viết (Nguồn: Internet)

Xen kẽ giữa tập viết và vẽ

Như đã đề cập ở trên, việc ngồi yên một chỗ để tập viết có thể khiến trẻ cảm thấy nhanh chóng mất hứng thú. Lúc này, bố mẹ hãy cho trẻ tự do vẽ và nguệch ngoạc những hình thù tùy thích. Ngoài ra, phụ huynh có thể chuẩn bị những loại bút chì nhiều màu sắc để con cảm thầy thêm hứng thú với việc học, đồng thời giúp rèn luyện khả năng năng sáng tạo của con. 

>> Xem thêm: Lộ trình phát triển kỹ năng của học sinh mầm non tại Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP)

Đọc sách cùng con

Việc đọc sách cùng con không chỉ giúp phát triển khả năng ngôn ngữ mà còn khuyến khích con quan sát các chữ cái và từ ngữ. Khi bố mẹ đọc cho trẻ nghe, hãy chỉ tay vào từng chữ cái trong sách để trẻ nhận diện mặt chữ. Sau cùng, trẻ có thể bắt chước và đọc lớn những chữ vừa học được. Việc nhớ được các mặt chữ sẽ giúp các con dễ dàng tập viết hơn. 

Lồng ghép việc tập viết vào các trò chơi

Để tăng sự hứng thú và động lực cho trẻ luyện tập viết chữ, phụ huynh có thể lồng ghép thêm những trò chơi vào những giờ học của con. Bố mẹ cùng con vừa học vừa chơi một cách thoải mái, nhưng trẻ vẫn có thể tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất. Một số trò chơi liên quan đến chữ cái mà bố mẹ có thể tham khảo để trẻ học chữ nhanh chóng như ghép chữ cái, tạo chữ cái bằng đất sét, tìm chữ cái từ một trang sách bất kỳ,…

Trải nghiệm môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mầm non Quốc tế Saigon Pearl

Tọa lạc tại khu vực Bình Thạnh, Trường Mầm non Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) là lựa chọn của nhiều phụ huynh khi tìm kiếm một môi trường học quốc tế chất lượng cho trẻ. Ngoài ra, ISSP là trường mầm non quốc tế đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận được chứng nhận toàn diện từ 2 tổ chức giáo dục uy tín thế giới là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges).

dạy trẻ trường mầm non ISSP

Thầy và trò ISSP cùng luyện tập, phát triển các kỹ năng toàn diện (Nguồn: ISSP)

Với mục tiêu “lấy trẻ làm trung tâm giáo dục”, đội ngũ giáo viên tại Trường Quốc tế Saigon Pearl cố gắng cá nhân hóa chương trình giảng dạy bằng cách dựa theo năng lực, sở thích và hiểu biết của học sinh để thiết kế bài giảng và các hoạt động học tập phù hợp với từng em. Các học sinh tại ISSP sẽ có cơ hội tự học thông qua hoạt động tự quan sát, thử nghiệm và thể hiện bản thân. Ngoài ra, trường có tổ chức cho trẻ tập điêu khắc, viết chữ, vẽ tranh, kể chuyện, thực hành giao tiếp với người xung quanh để trẻ dần hình thành tư duy phản biện ngay từ nhỏ.

Để hiểu về chương trình và các hoạt động tại Trường Quốc tế Saigon Pearl, quý phụ huynh và học sinh có thể tới tham quan trường. Vui lòng liên hệ với Phòng Tuyển sinh  qua 3 phương thức sau: 

Bài viết trên đây là những thông tin về chủ đề “dạy trẻ mẫu giáo viết chữ”. Trường Quốc tế Saigon Pearl hy vọng quý phụ huynh đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để có thể áp dụng vào quá trình dạy trẻ tập viết. Nếu vẫn còn có những thắc mắc liên quan đến chủ đề, mời phụ huynh hãy nhanh tay liên hệ với ISSP để được hỗ trợ giải đáp. 

Chương trình ưu đãi giới thiệu học sinh mới ISSP
Ưu đãi 10% học phí năm học 2024-2025