Fraud Blocker Cách dạy trẻ mẫu giáo học chữ cái dễ thuộc và nhớ lâu
Zalo OA icon
cách dạy trẻ mẫu giáo học chữ cái thumbnail
December 29, 2023

Cách dạy trẻ mẫu giáo học chữ cái nhớ nhanh và hiệu quả

Trẻ bước vào mẫu giáo là giai đoạn phù hợp để làm quen với mặt chữ cái. Tuy vậy, quá trình học chữ của con sẽ cần sự kiên nhẫn và phương pháp dạy phù hợp từ cha mẹ và nhà trường. Vậy đâu là độ tuổi thích hợp nhất để dạy chữ cho trẻ mẫu giáo? Cách nào để dạy trẻ mẫu giáo học chữ cái hiệu quả? Mời quý phụ huynh hãy cùng Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Trẻ mầm non 4 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy trẻ 4 tuổi

Độ tuổi phù hợp để dạy bé mẫu giáo học chữ cái

Đa số trẻ đã có thể nhận biết một số chữ cái đơn giản trong độ 3 – 4 tuổi. Theo nhiều nghiên cứu, 4 tuổi là độ tuổi thích hợp để các con học chữ cái. Bởi vì lúc này, bé đã vào mẫu giáo, giao tiếp nhiều hơn và có thêm những người bạn mới. Vì vậy, phụ huynh có thể tận dụng khoảng thời gian này để dạy trẻ học chữ cái.

Tuy nhiên, khả năng học chữ của mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau và trẻ trong giai đoạn này vẫn còn đang phát triển nên cha mẹ không nên ép con dành quá nhiều thời gian ngồi vào bàn học. Thay vào đó, phụ huynh chỉ nên cho trẻ làm quen với chữ cái bằng cách cho con quan sát  và ghi nhớ, từ đó, tìm cách dạy trẻ mẫu giáo chữ cái về cách đọc và viết sao cho phù hợp nhất.

>> Xem thêm: Tổng hợp 8 cách phát triển tự do sáng tạo cho trẻ

Tại sao nên dạy trẻ mầm non học chữ sớm?

Giúp con tự tin và yêu thích việc học

Những trẻ làm quen với bảng chữ cái và con số sẽ giúp trẻ tự tin và không sợ việc đến trường. Việc học tốt trên lớp sẽ khiến trẻ có động lực và yêu thích việc học hơn. 

Đối với trường hợp trẻ tiếp thu chậm, cha mẹ cần nên xem xét lại phương pháp dạy đã phù hợp với khả năng của trẻ chưa. Quan trọng là cha mẹ cần cho trẻ thời gian và môi trường học tích cực để các con không cảm thấy nản và sợ việc học.

>> Xem thêm:

Trẻ nên bắt đầu học chữ cái khi nào?

Tại sao nên dạy trẻ mầm non học chữ cái từ sớm (Nguồn: Internet)

Phát triển tư duy của trẻ

Khi học chữ, trẻ sẽ cần có khả năng quan sát, ghi nhớ hình dáng và cách đọc của từng chữ cái. Do đó, việc học chữ cái sẽ giúp trẻ mẫu giáo kích thích sự phát triển của não bộ, hình thành nên hàng triệu kết nối thần kinh. Đây là nền tảng giúp trẻ dễ dàng tiếp thu các kiến thức khác sau này. 

Tự giác học tập

Nếu phụ huynh kiên nhẫn dạy trẻ mẫu giáo học chữ cái đều đặn theo một lịch trình phù hợp, trẻ sẽ hình thành thói quen học tập ngay trước khi đến trường. Khuyến khích trẻ tìm hiểu và khám phá thêm về ngôn ngữ. Trong quá trình này, trẻ sẽ được rèn luyện tính tự giác, sự chủ động và tập trung cho việc học. 

>> Xem thêm: Cách phát triển trí thông minh không gian – thị giác cho trẻ

Những khó khăn khi dạy trẻ mầm non học chữ cái

Trẻ không hứng thú trong việc học: Đa số trẻ mầm non thường khá hiếu động, việc ngồi yên xuống bàn học trong thời gian dài sẽ khiến trẻ cảm thấy chán, mất hứng thú, thậm chí còn khiến nhiều trẻ cảm thấy sợ việc học. Vì vậy, cha mẹ cần kiên nhẫn và khéo léo kết hợp giữa dạy chữ và các hoạt động vui chơi khác để trẻ cảm thấy hứng thú và thoải mái hơn trong việc học.

Khả năng tập trung kém: Vì bản tính tò mò và dễ bị thu hút bởi những điều xung quanh, trẻ thường hay bị phân tâm trong lúc học. Thế nên, cha mẹ cần tạo ra những hoạt động giữa giờ, hay sử dụng hình ảnh, bài hát để giữ sự chú ý và tập trung của trẻ vào bài học.

Trẻ quên kiến thức: Có nhiều trẻ nhỏ có thể học rất nhanh nhưng lại rất nhanh quên. Điều này là là hoàn toàn bình thường. Lúc này, bố mẹ hãy kiên nhẫn nhắc nhở và lặp lại các con chữ thường xuyên thông qua hình ảnh, âm thanh hoặc các trò chơi để trẻ ghi nhớ.

>> Xem thêm: Chương trình Montessori là gì? Hiểu đúng về phương pháp Montessori?

Những khó khăn khi dạy chữ cái cho con

Những khó khăn khi dạy chữ cái cho trẻ mầm non (Nguồn: Internet)

Cách dạy trẻ mẫu giáo học chữ cái và con số

Dạy bé học chữ cái

Dạy trẻ học chữ cái sẽ bắt đầu cho trẻ nhận mặt chữ, cách phát đúng và cách viết của chữ cái đó. Để khơi gợi hứng thú và sự yêu thích của trẻ đối với con chữ, cha mẹ cần dành thời gian đọc truyện cho con nghe. Từ việc yêu thích những câu chuyện, trẻ sẽ tự nhiên dành sự quan tâm cho ngôn ngữ.

Dạy trẻ học con số

Bên cạnh chữ cái, phụ huynh cũng có thể dạy con học các con số trong giai đoạn này. Để trẻ có thể quá trình học số của con đạt hiệu quả cao, cha mẹ cần bắt đầu bằng việc cho con nhận diện, rồi đến cách viết và cuối cùng là làm những phép tính đơn giản. Cha mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ những quyển sách số đếm có hình minh họa trực quan. Ngoài ra, cha mẹ có thể cùng học số cùng con bằng cách đếm ngón tay, hay đếm những đồ vật xung quanh cuộc sống hằng ngày như cột đèn giao thông, chiếc cốc, đồ chơi…

>> Xem thêm: Top sách toán tư duy cho trẻ mầm non 3-4-5 tuổi

Cách dạy trẻ mẫu giáo học chữ cái

Cách dạy trẻ mẫu giáo bắt đầu học chữ cái và con số (Nguồn: Internet)

Dạy trẻ mầm non học tiếng Anh

Việc dạy trẻ mầm non học tiếng Anh là cách tạo điều kiện để trẻ phát triển các kỹ năng quý báu như kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp và tư duy logic. Phụ huynh hãy để cho con học tiếng Anh một cách tự nhiên thay vì cố dạy ngữ pháp, xây dựng một thời khóa biểu dày đặc lịch học tập cho con. Nếu tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai thì việc học tiếng Anh của trẻ sẽ cần nhiều thời gian hơn. Cha mẹ nên áp dụng linh hoạt phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non thông qua những trò chơi, bài hát vui nhộn hay cho con xem các chương trình nước ngoài để trẻ dần làm quen với cách phát âm và học những từ vựng thông dụng.

>> Xem thêm: Tiếng anh cho trẻ mầm non 2-4 tuổi: Bố mẹ không nên “bỏ lỡ” độ tuổi vàng

Mẹo dạy trẻ mầm non học chữ cái nhanh thuộc và nhớ lâu

Để quá trình học chữ cái của trẻ được dễ dàng, cha mẹ sẽ cần phải áp dụng phương pháp phù hợp, đa dạng trong cách dạy trẻ mẫu giáo học chữ cái. Dưới đây là một số cách dạy mà cha mẹ có thể tham khảo: 

  • Học thông qua trò chơi: Sử dụng các trò chơi tương tác như đuổi hình bắt chữ, ghép từ, xếp chữ cái, hay trò chơi bắt chữ cái để giúp trẻ học chữ cái một cách tự nhiên và thú vị. Khi trẻ tham gia vào các hoạt động chơi, các con sẽ chủ động vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành thử thách của trò chơi. Từ đó, trẻ sẽ nhớ chữ cái lâu hơn. 
  • Học qua bài hát: Chọn những bài hát có giai điệu dễ nhớ và nhắc lại các âm thanh chữ cái trong lời bài hát. Hát cùng trẻ và sử dụng những động tác minh họa theo lời bài hát để thu hút sự chú ý của trẻ. Một số bài hát để các con ghi nhớ chữ cái tiếng Việt mà bố mẹ có thể tham khảo như: Em học bảng chữ cái, Bài hát chữ A, Bé học bảng chữ cái A B C, Bài hát chữ cái,…
  • Dán chữ cái ở nhiều nơi: Cha mẹ có thể chuẩn bị một bảng chữ cái có hình ảnh sinh động để dán tại góc học tập của trẻ. Dán các chữ cái lên các vật dụng trong nhà để trẻ dễ liên tưởng hơn như tủ lạnh, tủ quần áo, cái ghế, quạt… Những chữ cái luôn xuất hiện trong tầm mắt sẽ giúp trẻ ghi nhớ nhanh hơn.
  • Đọc truyện cho trẻ: Để các bé mẫu giáo làm quen mặt chữ, cha mẹ có thể tìm mua những quyển sách truyện có hình minh họa bắt mắt, lôi cuốn để trẻ cảm thấy thêm hứng thú. Trong lúc đọc, phụ huynh cần đọc to, rõ ràng, có sự nhấn mạnh ở một số từng quan trọng để thu hút sự chú ý và tập trung của trẻ. Cuối cùng, sau khi đọc xong, hãy khuyến khích trẻ lặp lại để trẻ có thể thực hành tập đọc và ghi nhớ từ vựng.
  • Gắn chữ cái với hình ảnh: Việc học và ghi nhớ những chữ cái có thể khiến thể cảm thấy nhàm chán. Bởi vì trẻ nhỏ thường dễ bị thu hút bởi những hình ảnh minh hoạt sống động và nhiều màu sắc, nên cha mẹ có thể tìm mua những cuốn sách học chữ có hình ảnh minh họa tươi sáng. Khi trẻ mẫu giáo xem những bức ảnh có phần ghi chú, các con sẽ dễ dàng hình dung và ghi nhớ bài học lâu hơn. 
  • Trang trí góc học tập: Để con có thể nghiêm túc và tập trung học tập, cha mẹ cần chuẩn bị và trang trí một góc học tập riêng cho con. Không gian này cần đủ ánh sáng, yên tĩnh nhưng cha mẹ hãy cố gắng trang trí thêm những hình dán có hình thù ngộ nghĩnh, màu sắc và phong cách theo sở thích của các con. Ngoài ra, cha mẹ có thể để trẻ tự do trang trí thêm bằng cách dán những bức tranh mà các con đã tự vẽ. Nhờ đó, trẻ sẽ có thêm hứng thú và thoải mái hơn khi ngồi vào bàn học. Ngoài ra, việc sở hữu riêng một không gian học tập cũng giúp trẻ tự ý thức về việc cần nghiêm túc và tập trung một khi ngồi vào bàn học.

>> Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng đọc sách từ sớm là điều cần thiết 

Cách dạy trẻ mẫu giáo học chữ cái

Mẹo dạy trẻ chữ cái cho trẻ nhanh thuộc và nhớ lâu (Nguồn: Internet)

Những sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi dạy con học chữ cái

Sử dụng quá nhiều bảng chữ cái mẫu

Dù trẻ có xu hướng thích những hình ảnh bắt mắt, đầy màu sắc nhưng ba mẹ cũng không nên mua quá nhiều bảng chữ cái. Việc treo nhiều bảng chữ cái ở nhiều nơi trong nhà thực tế lại không hiệu quả. Bảng chữ cái chỉ có tác dụng giúp trẻ ghi nhớ hết mặt chữ cái, vì thế phụ huynh chỉ cần treo ở nơi thuận tiện để con có thể nhìn thấy và tập trung ghi nhớ. 

Kỳ vọng quá nhiều vào con

Việc quá kỳ vọng và nôn nóng con học thuộc bảng chữ cái ngay từ đầu sẽ khiến trẻ áp lực và căng thẳng. Trường hợp nhiều bé chậm hiểu, chậm nhớ sẽ đôi lúc sẽ khiến cha mẹ mất kiên nhẫn, bực tức và quát mắng. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ rằng trẻ vẫn còn đang phát triển và các con cần thời gian để có thể thành thạo những điều đang học. Lúc này, cha mẹ cần xem lại phương pháp dạy học của mình đã phù hợp với tính cách và khả năng của các con chưa.

Thay vì bắt ép ngồi học trong thời gian, cha mẹ nên cho phép các con tự do luyện tập và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên qua những hoạt động khác.  Ngoài ra, cha mẹ đừng quên khích lệ và động viên mỗi khi trẻ làm tốt để con có thêm động lực.

Cách dạy nhàm chán

Nếu việc dạy chữ cái chỉ là ép con ngồi vào bàn và đọc sách sẽ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán và mất hứng thú. Cha mẹ nên đa dạng sử dụng nhiều cách dạy trẻ mẫu giáo học chữ cái thông qua những hoạt động thú vị khác như chơi trò chơi, nghe những bài hát thú vị, học chữ cái qua sách tranh… Đồng thời, phụ huynh có thể tận dụng những tình huống hằng ngày để nói về chữ cái với con. Ví dụ, lúc đang mua sắm cùng con hay chơi cùng con, cha mẹ có thể dạy con cách đánh vần cho những đồ vật xung quanh. 

>> Xem thêm: STEAM là gì? Hiểu đúng ý nghĩa của giáo dục STEAM cho trẻ mầm non

Trường Mầm non Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) giúp trẻ phát triển toàn diện

Là một trong những trường quốc tế tại khu vực Bình Thạnh, Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) là nơi nhiều phụ huynh và tin tưởng gửi gắm con em theo học. Hiện nay, ISSP là trường mầm non quốc tế đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận được chứng nhận toàn diện từ 2 tổ chức giáo dục uy tín thế giới là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). 

trường ISSP

ISSP nỗ lực nuôi dưỡng trí tuệ và tâm hồn của học sinh (Nguồn: ISSP)

Trong các tiết học tại trường, các yếu tố giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và cảm xúc luôn được lồng ghép qua các hoạt động dạy và học. Với mục tiêu giáo dục “lấy học sinh làm trung tâm”, ISSP nỗ lực nuôi dưỡng trí tuệ và tâm hồn của học sinh thông qua chương trình giáo dục cân bằng, giúp các con phát triển toàn diện. Trong các giờ học tại ISSP,  giáo viên tạo ra môi trường học tập đa dạng với nhiều hoạt động khác nhau để khuyến khích trẻ tham gia và khám phá. Chẳng hạn như hoạt động vẽ tranh, đọc sách, làm thủ công, thực hành khoa học… được tổ chức để trẻ được tìm tòi và học hỏi từ thế giới xung quanh. Các em sẽ được tạo điều kiện nhằm phát triển niềm say mê, ham học hỏi của mình từ những ngày đầu.

Để có thêm thông tin và trải nghiệm thực tế tại Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP), mời quý phụ huynh liên hệ Phòng Tuyển sinh của ISSP để được hỗ trợ giải đáp qua 3 hình thức dưới đây:

Bài viết trên là toàn bộ thông tin về cách dạy trẻ mẫu giáo học chữ cái, và sai lầm thường gặp khi dạy chữ cho trẻ mà các cha mẹ cần tránh. Trường Quốc tế Saigon Pearl hy vọng quý phụ huynh tìm được nhiều thông tin hữu ích từ bài viết để áp dụng vào quá trình các con học chữ cái.

Chương trình ưu đãi giới thiệu học sinh mới ISSP
Ưu đãi 10% học phí năm học 2024-2025